Trong bối cảnh ngành Thuế đang tăng cường quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, ngày 16/5/2023 Tổng cục Thuế ban hành công văn 1798/TCT-TTKT năm 2024 về việc rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp của các doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn. Kèm theo đó công bố danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn trên cả nước…
Trong bối cảnh ngành Thuế đang tăng cường quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, ngày 16/5/2023 Tổng cục Thuế ban hành công văn 1798/TCT-TTKT năm 2024 về việc rà soát, xử lý hóa đơn không hợp pháp của các doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn. Kèm theo đó công bố danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn trên cả nước…
Các thông tin cơ bản về Công văn 1798/TCT-TTKT do Tổng cục Thuế ban hành:
Công văn gồm các Phụ lục đính kèm với nội dung như sau:
Trong đó yêu cầu báo cáo kết quả rà soát, xử lý vi phạm về thuế, hóa đơn tổng hợp theo Phụ lục số 2, Phụ lục số 3 đính kèm Công văn 1798/TCT-TTKT gửi bản giấy về Tổng cục trước ngày 30/6/2023 (file mềm gửi về địa chỉ [email protected].).
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/
Nội dung của công văn cũng nêu rõ những yêu cầu mà Tổng cục Thuế chỉ đạo tới các Cục Thuế cần thực hiện:
– Trường hợp phát hiện DN đã sử dụng hóa đơn của một trong số 524 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn kể trên thì yêu cầu DN giải trình làm rõ việc sử dụng hóa đơn để khấu trừ thuế GTGT/hoàn thuế GTGT, tính vào chi phí tính thuế TNDN, hợp thức hàng hóa mua trôi nổi, buôn lậu..
– Cục Thuế quản lý đối với doanh nghiệp thuộc danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro kể trên cần tiến hành rà soát chặt chẽ, nếu phát hiện doanh nghiệp có xuất hóa đơn bán ra cho DN ở địa phương khác đã phát hành trong năm 2020, năm 2021, năm 2022, không có trong dữ liệu hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế thì kịp thời có văn bản thông báo gửi đến cơ quan thuế liên quan, tiến hành nhập thông tin lên ứng dụng xác minh hóa đơn để phối hợp, đối chiếu, rà soát, xử lý theo quy định.
Doanh nghiệp thuộc loại rủi ro cao về thuế là doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn dựa trên các tiêu chí đánh giá cụ thể… (Theo Quyết định 78/QĐ-TCT năm 2023 do TCT ban hành)
Do đó, các doanh nghiệp thuộc danh sách 524 doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn kể trên được đánh giá là doanh nghiệp rủi ro cao về thuế.
Dựa trên các quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, Thông tư 31/2021/TT-BTC, Thông tư 219/2013/TT-BTC, Công văn 11797/BTC-TCT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan, khi có hóa đơn đầu vào từ các doanh nghiệp nằm trong danh sách 524 doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, hóa đơn thì sẽ xử lý như sau:
Để kịp thời phát hiện, cảnh báo những trường hợp nghi ngờ gian lận trong sử dụng hóa đơn điện tử, Tổng cục Thuế đã ban hành quy trình áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn tại Quyết định số 575/QĐ-TCT ngày 10/5/2023.
Quyết định 575/QĐ-TCT hướng dẫn quy trình cơ quan Thuế thu thập, phân tích thông tin, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn và biện pháp quản lý người nộp thuế theo mức độ rủi ro hóa đơn. Theo đó:
– CQT sẽ tiến hành đánh giá, phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn định kỳ hàng tháng vào ngày 25 bằng phương thức đánh giá tự động dựa trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro được cập nhật trên ứng dụng quản lý rủi ro
– TCT ban hành ngưỡng rủi ro kết hợp với Bộ chỉ số tiêu chí ban hành tại Quyết định số 78/QĐ-TCT ngày 2/2/2023 (để làm căn cứ phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp).
– Trường hợp cần thiết, sẽ áp dụng thêm các chỉ số tiêu chí phụ quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy trình này để phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn của người nộp thuế (như: số kỳ chậm khai thuế; số lần thay đổi trụ sở; số lần bị xử phạt về thuế, hóa đơn; tỷ lệ nộp thuế GTGT trên tổng doanh thu thấp…).
– Về biện pháp xử lý, đối với người nộp thuế có rủi ro cao (Nhóm I), cơ quan thuế sẽ bắt buộc chuyển từ sử dụng HĐĐT không mã sang có mã; đối với người nộp thuế có rủi ro hoặc có dấu hiệu rủi ro (Nhóm II, Nhóm III) sẽ tiến hành kiểm tra xử phạt về hóa đơn.
– Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan thuế phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan quản lý khác có giải pháp ngăn chặn xử lý nghiêm các trường hợp gian lận về hóa đơn để bảo vệ nền kinh tế
– Yêu cầu người nộp thuế (NNT) giải trình bổ sung những thông tin theo quy định trước tình trạng vi phạm về hóa đơn điện tử có dấu hiệu tăng cao
– Ban hành bộ tiêu chí rủi ro về hóa đơn và quy trình quản lý rủi ro về hóa đơn
– Triển khai thực hiện bám theo quy trình 575/QĐ-TCT của Tổng cục về quản lý hóa đơn rủi ro
– Phân công cán bộ thuế thực hiện rà soát hóa đơn điện tử; đồng thời rà soát đối chiếu với thực tế
– Quản lý thuế tại địa phương tập trung vào những NNT có rủi ro cao để đưa vào danh sách NNT phải thực hiện giám sát và có kế hoạch thực hiện kiểm tra, tránh tình trạng bỏ sót các doanh nghiệp có rủi ro
– Thiết lập quy định để thực hiện rà soát, đánh giá NNT sử dụng hóa đơn trên hệ thống hóa đơn điện tử để đưa ra nhận định dấu hiệu người nộp thuế có độ rủi ro cao trong việc sử dụng hóa đơn để tiếp tục nâng cao hiệu lực hiệu quả công tác quản lý hóa đơn điện tử
– Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng về quản lý rủi ro hóa đơn điện tử; xây dựng quy chế sử dụng hệ thống quản lý rủi ro hóa đơn điện tử nhằm phục vụ công tác truy vết trên toàn địa bàn.
– Ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng và về thuế nói chung, góp phần tăng cường hiệu lực hiệu quả quản lý thuế cũng như tạo môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng cho cộng đồng doanh nghiệp và người nộp thuế.
Trong bối cảnh ngành thuế đang đẩy mạnh các chủ trương để rà soát, kiểm tra, xử lý và quản lý rủi ro hóa đơn điện tử, giám sát chống gian lận thuế, các đơn vị kinh doanh cần phải chú ý tra xét và xác minh tính minh bạch về hóa đơn để giảm thiểu tối đa các rủi ro, thiệt hại cho đơn vị mình.
Phần mềm Xử lý hóa đơn MISA meInvoice ứng dụng công nghệ AI tiên tiến – Tải hoá đơn tự động từ nhà cung cấp, kết nối dữ liệu lên phần mềm kế toán và nhanh chóng kiểm tra sai sót, kịp thời cảnh báo khi phát hiện có các rủi ro về hóa đơn như:
Từ đó giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro về hóa đơn không có giá trị pháp lý, không xác minh được tính minh bạch; tránh được nguy cơ bị phạt, tổn thất kinh tế.
Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hữu ích khác như:
Giao diện trực quan, dễ sử dụng
Tự động hạch toán hóa đơn vào phần mềm kế toán
Cùng nhiều tiện ích khác giúp kế toán tăng hiệu suất quản lý hóa đơn tới 80%
Để bảo vệ doanh nghiệp trước các rủi ro, tránh gây các thiệt hại về thuế cho DN trong các trường hợp CQT yêu cầu giải trình, xác minh tính minh bạch về hóa đơn, các doanh nghiệp cần lưu ý xem xét tra cứu kỹ về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp xuất hóa đơn đầu vào và lưu trữ đầy đủ, cẩn thận những chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa dịch vụ.
Việc giao dịch với các doanh nghiệp có rủi ro về thuế không chỉ ảnh hưởng đến tính chính xác của báo cáo tài chính mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý, có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như bị phạt hành chính, truy thu thuế hoặc thậm chí là truy tố hình sự. Việc chủ động tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro về thuế sẽ giúp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và giảm thiểu tối đa các nguy cơ pháp lý trong quá trình kinh doanh.
1. Tra cứu qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
2. Tra cứu qua website tra cứu thông tin hóa đơn điện tử
3. Tra cứu qua phần mềm Quản lý hóa đơn Bkav eQLHĐ
1. Tra cứu qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế
Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal/home/dnrrvt
Bước 2: Bấm chọn vào tỉnh, thành muốn tra cứu danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế.
Bước 3. Hiển thị danh sách văn bản của Cục Thuế thông báo danh sách doanh nghiệp rủi ro cao về thuế >> Bấm Tải về file quyết định và file danh sách doanh nghiệp rủi ro.
2. Tra cứu qua website tra cứu thông tin hóa đơn điện tử
Bước 1. Truy cập vào website tra cứu thông tin hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế tại địa chỉ https://tracuuhoadon.gdt.gov.vn/dnrrvp.html
Bước 2. Bấm chọn vào mục “Danh sách doanh nghiệp rủi ro, vi phạm” => “Tra cứu doanh nghiệp rủi ro, vi phạm”
Bước 3. Nhập điều kiện tra cứu gồm:
Sau đó, bấm Tìm kiếm để hiển thị thông tin cần tra cứu.
Bước 4. Hiển thị danh sách doanh nghiệp rủi ro vi phạm, bấm Kết xuất excel để tải về danh sách.
3. Tra cứu qua phần mềm Quản lý hóa đơn Bkav eQLHĐ
Bước 1. Truy cập và đăng nhập vào phần mềm Quản lý hóa đơn Bkav eQLHĐ theo địa chỉ https://van.equanlyhoadon.vn/
Bước 2. Sau khi đăng nhập thành công, tại giao diện Tổng quan phần mềm Bkav eQLHĐ hiển thị danh sách Thống kê người bán Tạm ngưng, Giải thể, Bị thu hồi giấy phép kinh doanh, Bỏ trốn…
Bấm Xem chi tiết để xem danh sách tất cả các hóa đơn đầu vào từ doanh nghiệp có rủi ro.
Thực tế, các doanh nghiệp thường khó tránh khỏi những rủi ro như nhận về hóa đơn giả, hóa đơn bị sai thông tin, hóa đơn không có giá trị thanh toán… dẫn đến hạch toán kinh doanh không chính xác. Hậu quả, doanh nghiệp có nguy cơ bị phạt, tổn thất kinh tế, thậm chí vướng vào những rắc rối về pháp luật. Phần mềm Quản lý hóa đơn Bkav eQLHĐ hỗ trợ phát hiện triệt để hóa đơn giả, hóa đơn sai… góp phần giải quyết bài toán minh bạch cho doanh nghiệp.
Phần mềm Bkav eQLHĐ ứng dụng công nghệ AI, hỗ trợ quản lý toàn bộ hoá đơn đầu vào của doanh nghiệp, tự động đồng bộ hoá đơn đầu vào từ Tổng cục Thuế, tự động nhập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như xml, excel và cảnh báo hóa đơn không hợp lệ… Vì vậy, kế toán có thể xử lý tất cả công việc liên quan đến hoá đơn trên hệ thống của Bkav eQLHD một cách nhanh chóng thay vì phải đăng nhập từng bước vào hệ thống của Tổng cục Thuế. Phần mềm được xây dựng trên công nghệ web-base mới nhất, với giao diện thân thiện, dễ dùng; có thể tra cứu nhiều mã số thuế, người nộp thuế cùng một lúc; có thể thêm mới nhiều người sử dụng. Phần mềm cũng hỗ trợ cấu hình phân quyền sử dụng theo nhu cầu của người dùng.
Hóa đơn đầu vào từ doanh nghiệp có rủi ro về thuế có thể dẫn đến tăng số thuế giá trị gia tăng và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Do đó mỗi doanh nghiệp cần chủ động rà soát, đối chiếu hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp để tránh tổn thất kinh tế và những rủi ro về pháp lý do sử dụng hóa đơn không hợp pháp
Quý khách hàng quan tâm về dịch vụ Quản lý hóa đơn Bkav eQLHĐ, vui lòng đăng ký tại đây
- Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế;
- Trang tra cứu hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế