Phố Âu Ở Hưng Yên

Phố Âu Ở Hưng Yên

Hưng Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Hưng Yên là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hưng Yên, Việt Nam.

Hưng Yên ở đâu? Hưng Yên thuộc miền nào?

Tỉnh Hưng Yên là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, nằm ở miền Bắc Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, Hưng Yên nằm trong khu vực trung tâm của tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Hưng Yên nằm gọn trong ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ với chiều dày 150 – 160 m.

Tỉnh Hưng Yên nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 54km về phía Đông Nam, cách trung tâm thành phố Hải phòng khoảng 93km và cách thành phố Hải Dương khoảng 50km về phía Tây Nam. Vị trí địa lý của Hưng Yên tiếp giáp với các tỉnh sau:

Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hưng Yên?

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính các huyện, xã để mở rộng địa giới hành chính thành phố Hưng Yên, thành phố Hưng Yên có 7.342,07 ha diện tích tự nhiên và 147.275 nhân khẩu; có 17 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: An Tảo,  Hiến Nam, Lam Sơn, Minh Khai, Lê Lợi, Quang Trung, Hồng Châu và 10 xã: Bảo Khê, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu, Phú Cường, Hùng Cường, Phương Chiểu, Hoàng Hanh, Tân Hưng.

Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh và 9 huyện: Ân Thi, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Phù Cừ, Yên Mỹ, Kim Động, Văn Giang, Văn Lâm, Khoái Châu. Trong đó, Huyện Văn Giang có diện tích lớn nhất và Huyện Kim Động có dân số nhiều nhất.

Hưng Yên rộng bao nhiêu km²?

Diện tích tự nhiên của tỉnh Hưng Yên là 930,2 km², chiếm 6,2% diện tích đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh không có rừng núi và biển. Tỉnh này được biết đến với cảnh quan đồng bằng châu thổ màu mỡ, không có địa hình núi cao hay biển, là điều kiện lý tưởng cho nông nghiệp phát triển.

Tỉnh Hưng Yên có địa hình tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ tây bắc xuống đông nam, độ dốc 14 cm/km, độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía tây bắc gồm các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi. Bên cạnh đó, Hưng Yên có hệ thống các tuyến giao thông đường bộ quan trọng như : Quốc lộ 5, 39, 38, 38B, đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng; tuyến đường nối cao tốc Hà Nôi – Hải Phòng với Cầu Giẽ – Ninh Bình, các tuyến đường tỉnh: ĐT.376, ĐT.378, ĐT.379, ĐT.382, ĐT.382B, ĐT.386, ĐT.387… và đường sắt Hà Nội – Hải Dương – Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh; Có hệ thống sông Hồng, sông Luộc tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và đi lại.

Dân số Hưng Yên bao nhiêu người?

Theo kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số dân của tỉnh Hưng Yên vào thời điểm 0 giờ ngày 01.4.2019 là 1.252.731 người, đứng thứ 8 trong 11 tỉnh Đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 28 toàn quốc, trong đó, nam là 626.817 người, chiếm 50,04% và nữ là 625.914 người, chiếm 49,96%.

Sau 10 năm, quy mô dân số của tỉnh Hưng Yên tăng 124.828 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 – 2019 là 1,06%/năm. Mật độ dân số tỉnh Hưng Yên đạt 1.347 người/km2, tăng 134 người/km2 so với năm 2009.

Năm 2022, tỉnh Hưng Yên có dân số khoảng 1.302.000 người, với mật độ dân số trung bình của Tỉnh Hưng Yên là 1400 người/km², xếp thứ 4 cả nước về mật độ dân số.

Quy mô GRDP của tỉnh Hưng Yên đạt 132.176 tỉ đồng, với GRDP bình quân đầu người đạt 102,3 triệu đồng/người, phản ánh một nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc tỉnh Hưng Yên?

Theo báo cáo của Sở Nội vụ Hưng Yên, thực hiện kế hoạch, phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025 tỉnh Hưng Yên không có đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện sắp xếp; toàn tỉnh có 35 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp gồm: 3 phường, 1 thị trấn và 31 xã, trong đó có 10 đơn vị hành chính cấp xã có yếu tố đặc thù nên đề nghị không thực hiện sắp xếp. Sau sắp xếp, tỉnh Hưng Yên còn lại 139 đơn vị hành chính cấp xã.

Phố Hiến xưa, rồi thành phố Hưng Yên ngày nay như một sinh mệnh cũng tuân theo quy luật thịnh – suy, suy- thịnh, do những biến đổi của tự nhiên và thời đại. Cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, do yêu cầu phát triển giao thương trong và ngoài nước, cộng với sự thuận lợi về vị trí địa lý: Bên sông Hồng, tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất Đàng ngoài nối liền Kinh đô Thăng Long với biển Đông, mở ra vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ rộng lớn và thế giới bao la, Phố Hiến trở thành cảng thị sầm uất, nơi đô hội, "tiểu Tràng An", chỉ xếp sau Thăng Long “Thứ nhất Kinh Kỳ - Thứ nhì Phố Hiến”. Do biến đổi của dòng chảy sông Hồng và những thay đổi trong chính sách quản trị đất nước triều Lê - Trịnh, cuộc xâm lăng Đông Dương của thực dân Pháp, thời kỳ vàng son của Phố Hiến chỉ còn trong ký ức. Vùng đất “Thứ nhì Phố Hiến” còn trải đôi lần suy thịnh về sau. Năm 1831, vua Minh Mạng (triều Nguyễn) quyết định thành lập tỉnh Hưng Yên, đặt Phố Hiến là thủ phủ. Rồi Hưng Yên bị Pháp chiếm đóng. Chính quyền thực dân cai trị đóng cơ quan đầu não ở nơi này. Công sở và nhà dân mọc lên, thị xã hình thành các phố, có nhà thương, bến tàu, bến xe, sân bay trực thăng dã chiến... Tuy không còn sầm uất như trước nhưng Phố Hiến vẫn mang hình hài là đô thị láng giềng với Hà Nội, Hải Phòng... Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công chưa được bao lâu, ngày toàn quốc kháng chiến (19/12/1946) đã tới. Thị xã Hưng Yên thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, dần trở nên hoang tàn. Cơ quan đầu não của tỉnh rút vào bí mật, sơ tán về các vùng quê còn nhân dân thì một số tản cư vào vùng tự do, số ở lại sinh nhai, làm hậu phương vững chắc cho cách mạng. Tháng 5/1954, hòa bình lập lại, thị xã hồi sinh, bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 26/1/1968, Hưng Yên hợp nhất với Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, đặt tỉnh lỵ ở thị xã Hải Dương; Hưng Yên vẫn là thị xã nhưng vai trò mờ nhạt. Từ năm 1964 đến năm 1975, đất nước còn nghèo do phải tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong hơn chục năm đó, thị xã Hưng Yên ít đổi khác, thậm chí có lúc như “bị bỏ quên” như trong câu ca: “Ai về thị xã Hưng Yên/Trời mưa có nước, nửa đêm có đèn”(điện).

Ngày 01 tháng 01 năm 1997, sau 29 năm hợp nhất, tỉnh Hưng Yên tái lập, thị xã Hưng Yên được “trả lại tên cho em” về ngôi vị cũ - thủ phủ - trên nền Phố Hiến xưa. Từ đây, thị xã Hưng Yên bước vào cuộc hồi sinh và phát triển đáng kể nhất trong lịch sử sinh thành của mình.

12 năm sau ngày tái lập tỉnh, thị xã được nâng thành thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh (theo Nghị định số 04/NĐ-CP ngày 19/1/2009 của Chính phủ). Sau những khó khăn, chật vật của thời “mới ra ở riêng”, giờ đây, thành phố đã không ngừng lớn mạnh và đang thay da đổi thịt từng ngày, cùng nhịp tiến chung của quê hương, đất nước. Về quy mô, từ một thị xã nhỏ, nay thành phố Hưng Yên đã có 7 phường, 10 xã, dân số 118.646 người (năm 2020). Hạ tầng giao thông xây dựng phát triển đồng bộ, thúc đẩy giao thương phát triển kinh tế, xã hội. Thành phố bỏ được thế “đường cụt”, cô lập bằng những cây cầu bắc qua sông Hồng, sông Luộc (cầu Yên Lệnh, cầu Hưng Hà) cùng các con đường thênh thang nhựa phẳng như những cánh tay khổng lồ vươn ra mọi hướng. Hệ thống cống ngầm như ô bàn cờ chạy theo các tuyến đường nội đô chấm dứt cảnh úng ngập. Vỉa hè được lát đá xanh bền đẹp. Các nẻo đường liên thôn, liên xã ngoại ô cũng được nhựa hóa, bê tông hóa. Hàng loạt công trình được xây dựng to đẹp: Quảng trường Nguyễn Văn Linh, Bảo tàng tỉnh, Bưu điện tỉnh… Các công trình phục vụ dân sinh đua nhau mọc lên. Trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến, đền chùa được sửa sang, tôn tạo, bảo tồn giá trị văn hóa của cha ông. Công viên vui chơi giải trí - thể dục gắn với hồ An Vũ 1, hồ An Vũ 2, hồ Bán Nguyệt được mở rộng, sớm chiều rộn rã tiếng cười đùa con trẻ, in dấu chân thong dong dạo bước của các bậc lão niên. Thành phố Hưng Yên như một bức tranh phát triển đồng đều về các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội, xứng tầm là thủ phủ của tỉnh.

Khách phương xa hỏi “Thành phố nơi anh đang sống có gì đặc sắc?”

Câu trả lời là: Hưng Yên là thành phố xinh đẹp và thân thiện. Thành phố hài hòa giữa vẻ đẹp cổ kính và hiện đại, giữa cũ và mới, giữa sôi động và thanh bình, giữa phát triển và gìn giữ môi trường. Trong không gian trẻ trung, sôi động, vẳng đâu đây tiếng chuông chùa khiến hồn ta trầm lắng buổi hôn hoàng. Bên những nhấp nhô phố xá, nhà cao tầng thì đầm sen bát ngát thầm lặng tỏa hương thơm. Con hồ lớn điều hòa nhịp thở cho thành phố, cánh cò vẫn chao nghiêng mỗi buổi chiều về. Hưng Yên là xứ sở của nhãn. Nhãn tỏa bóng mát trên đường, trong các khu vườn ngoại ô, rưng rưng hoa nở mỗi độ xuân về…

Dù không phải nơi tôi sinh nhưng đã quá nửa đời tôi gắn bó với thành phố này. Tôi đang chứng kiến thành phố thân yêu ào ạt chuyển mình, tiếp tục làm nốt những gì còn lại để đạt được mục tiêu năm 2025, trở thành đô thị loại II.

“Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến.”

Câu ca dân gian đó, phần nào nói lên thời hưng thịnh của một đô thị nay không còn nữa. Song câu hỏi thường được nhiều du khách và ngay cả không ít người bản xứ đặt ra là: Cảng thị sầm uất nhất nhì cả nước trong nhiều thế kỷ, nay còn lại gì? Phố Hiến ra đời như thế nào? thời hưng thịnh phát triển ra sao? Vì sao Phố Hiến lụi tàn…? Vấn đề khoa học lớn này đã được nhiều học giả, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế nghiên cứu trong suốt nhiều thập niên qua. Vào tháng 12 năm 1992, tại bảo tàng tỉnh Hưng Yên, một hội thảo khoa học quốc tế lớn về phố Hiến đã được tổ chức nhằm làm sáng tỏ những vấn đề trên.

1-   Về sự ra đời của Phố Hiến.

Đến nay, chưa có đủ dữ kiện để khẳng định chính xác niên đại ra đời của Phố Hiến. Song bằng những tư liệu qua nghiên cứu sử sách, bia ký, khảo cổ và khảo sát thực địa, các nhà khoa học đều cho rằng:

Ngay từ thế kỷ thứ 10, vùng Đằng Châu, phường Lam Sơn ngày nay vốn là một lãnh địa của sứ quân Phạm Bạch Hổ đến thời Tiền Lê là thực ấp của Lý Công Uẩn. Thế kỷ 13, dưới thời nhà Trần, khi nhà Nguyên diệt Tống, một số kiều dân Trung Quốc tị nạn đã kéo sang Việt Nam, lập nên làng Hoa Dương. Cùng lúc đó, một số người Việt từ nhiều địa phương khác nhau cũng dần dần đến sinh sống tại địa điểm tụ cư này để buôn bán và làm ăn.

Có nhiều khả năng là tên gọi Phố Hiến lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ 15 trong công cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 17, Phố Hiến mới trở thành một trung tâm chính trị – kinh tế có nhiều mối giao lưu quốc tế. Lúc này, ở Phố Hiến có lị sở của trấn thủ xứ Sơn Nam, ty Hiến sát xứ Sơn Nam, các trạm tuần ty kiểm soát thuyền bè trong ngoài nước, một đoạn sông tấp nập các thuyền bè đi lại và đỗ bến, những chợ phố đông đúc, các thợ thủ công và thương nhân người Việt, người Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây như: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan…

Phố Hiến xưa nằm sát bên bờ tả ngạn sông Hồng, nhưng do phù sa bồi đắp nên ngày nay đã ở cách dòng sông khoảng chừng 2 km. Theo đường sông, Phố Hiến cách Hà Nội 55 km. Trước đây từ Thăng Long xuôi thuyền xuống Phố Hiến mất khoảng 2 ngày, ngược dòng lên Kinh đô mất 3 ngày. Vị trí của Phố Hiến có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tuyến giao thông đường thuỷ thuộc hệ thống sông Hồng-sông Thái Bình nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Các nhà địa chất chia châu thổ Bắc Bộ thành 3 vùng, tương ứng với ba thời kỳ kiến tạo lớn: Thượng châu thổ với đỉnh của các triền sông là Việt Trì; Trung châu thổ với đỉnh là Cổ Loa; và Hạ châu thổ với đỉnh là Phố Hiến, từ đó các nhánh sông trải ra vùng đồng bằng như những chiếc nan quạt. Bằng đường thuỷ, từ Phố Hiến có thể liên lạc tới hầu hết các địa phương thuộc các trấn Sơn Nam, Hải Dương, An Quảng. Phố Hiến là nơi trung chuyển, cửa ngõ án ngữ hoặc thông thương của mọi tuyến giao thương đường sông từ vùng biển Bắc Bộ đi sâu vào đất liền tới Kinh thành Thăng Long, qua các tuyến sông Đáy, sông Hồng, sông Thái Bình.

Cùng với các tuyến giao thương đường sông, các tuyến giao thương ven biển đã nối liền Phố Hiến với các thị trường xa hơn. Từ thời nhà Trần, các thương nhân người Hoa ở Xích Đằng đã có những mối liên hệ với các cảng Hội Triều (Thanh Hoá), Càn Hải và Hội Thống (Nghệ An). Thế kỷ 17-18, các quan hệ thương mại giữa Phố Hiến và vùng Sơn Nam với các phố cảng Đàng Trong thông qua các khách buôn nước ngoài càng được tăng cường, như các bến đò Phục Lễ, Phù Thạch, Thanh Hà (Thuận Hoá), Hội An. Qua hai hệ thống sông Đàng Ngoài và sông Đáy, Phố Hiến còn bắt nhịp với các tuyến giao thương quốc tế ở biển Đông, như Nhật Bản, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, cũng như với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

2- Dân cư và phố buôn thời Phố Hiến hưng thịnh.

Ngoài vị trí trung tâm trấn Sơn Nam, Phố Hiến chủ yếu mang diện mạo của một đô thị kinh tế. Kết cấu của nó bao gồm một bến cảng sông; một tập hợp chợ; khu phường phố; và hai thương điếm phương Tây (Hà Lan và Anh).

Mạch máu giao thương của Phố Hiến là sông Xích Đằng – đoạn sông Nhị Hà chảy sát Phố Hiến. Đây là nơi trung chuyển và là điểm tụ hội của những đoạn đường sông từ biển Đông vào tới kinh thànhThăng Long như tuyến Đàng Ngoài, nhiều tuyến sông khác. Bến cảng Phố Hiến là nơi các tàu thuyền ngoại quốc lưu đỗ để làm thủ tục kiểm soát và xin giấy phép đi tiếp tới Kinh đô. Cùng với bến cảng sông là các khu chợ khá sầm uất như chợ Vạn ở bến Xích Đằng, chợ Hiến bên cạnh lị sở Sơn Nam, chợ Bảo Châu… Những chợ này đã vượt khỏi khuôn khổ những chợ địa phương để chở thành các chợ liên vùng. Thuyền bè từ Thăng Long – Kẻ Chợ và các trấn gần xa trong nước cũng như nước ngoài đã đến đây buôn bán, trao đổi hàng hoá.

Khu phường phố là khu định cư của người Việt và các kiều dân ngoại quốc (chủ yếu là người Hoa) sản xuất và buôn bán với tính chất cố định ở Phố Hiến. Dựa theo các văn bia ở chùa Hiến (1709) và chùa Chuông (1711), Phố Hiến thời đó có khoảng 20 phường  Qua các bi ký, có thể đọc được 13 phố và 32 tên cửa hiệu buôn bán như các Tân Thị, Tân Khai, Tiên Miếu, Hậu Trường…

Trong thế kỷ 17, có hai thương điếm phương Tây đã được dựng lên ở Phố Hiến: thương điếm Hà Lan (1637-1700) và thương điếm Anh (1672-1683). Đây là văn phòng đại diện kiêm nhà kho của các Công ty Đông Ấn của Hà Lan và Anh. Đây là một quần thể kiến trúc được xây bằng gạch, nằm ở phía dưới Phố Hiến, quãng gần thôn Nễ Châu và Vạn Mới. Từ thế kỷ 18, quần thể kiến trúc này đã bị huỷ hoại trở thành đồng ruộng. Đến cuối thế kỷ 19 nó được tác giả người Pháp G. Dumoutier đã miêu tả lại Phố Hiến mang những nhu cầu tâm linh văn hoá của nhiều cộng đồng người khác nhau, thể hiện qua những công trình kiến trúc.

Nổi bật là các phong cách kiến trúc Việt Nam và phong cách kiến trúc Trung Hoa (với sắc thái vùng Phúc Kiến, phía Nam Trung Quốc), thấp thoáng có phong cách kiến trúc châu Âu (nhà thờ Gô-tích Phố Hiến). Nhiều khi, các phong cách kiến trúc đó pha trộn lẫn nhau. Nhà thờ Kitô giáo ở Phố Hiến là một nhà thờ cổ, xây dựng từ thế kỷ 17 theo kiểu Gô-tích. Cũng như ở các đô thị Việt Nam khác, bên cạnh những kiến trúc bằng gạch ngói, đại bộ phận nhà ở của dân đều bằng gỗ tre nứa, lại ở sát nhau. Nhiều vụ hoả hoạn đã xảy ra. Trong lịch sử, Phố Hiến là một đô thị đa quốc tịch, trong đó nhiều nhất là người Việt và người Hoa. Những kiều dân ngoại quốc khác ở đây là Nhật, Xiêm La, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…

Phần lớn người Việt cự ngụ ở Phố Hiến là từ các địa phương khác đổ về sinh sống làm ăn, đó là một cộng đồng cư dân tứ xứ. Bên cạnh cộng đồng người Việt, đông đảo người Hoa đã đến cư trú tại Phố Hiến. Địa điểm tụ cư đầu tiên của người Hoa ở Phố Hiến là Hoa Dương, sau gộp thêm các xã Hoa Điền (Lương Điền), Hoa Cái (Phương Cái) hợp thành Tam Hoa. Các cửa hiệu của Hoa Kiều được tập trung ở Phố Khách, phố Bắc Hoà, Nam Hoà; nhiều nhà xây gạch ngói. Họ xây dựng nhiều đình, đền, chùa, miếu, quảng hội thờ các vị nhân thần người Trung Quốc như Quan Vân Trường, Dương Qúy Phi, Lâm Tức Mặc.

Khi việc buôn bán giữa phương Tây và Phố Hiến sa sút thì các Hoa thương vẫn trụ lại, gần như nắm giữ độc quyền các hoạt động ngoại thương. Lúc này cũng có hiện tượng một số Hoa thương ở Phố Hiến di cư ngược trở lại Thăng Long – Hà Nội, như trường hợp các gia đình họ Phan ở phố Hàng Ngang. Hiện nay, vẫn có tới 14 họ thuộc các Hoa Kiều sinh sống ở Phố Hiến – Hưng Yên như các họ Ôn, Tiết, Hoàng, Lý, Trần, Bạch, Quách, Mã, Thái, Hà, Hứa, Từ, Lâm, Khu.

Người Nhật cũng đã đến Phố Hiến từ rất sớm vào khoảng đầu thế kỷ XVII. Họ thường mang bạc, đồng đến mua đổi lấy các loại tơ hoặc vải lụa. Một số khác là các giáo sĩ và giáo dân Nhật Bản, có tên đạo theo chữ La Tinh, đã đi theo và phục vụ các giáo sĩ phương Tây tới Đàng Ngoài giảng đạo. Vì đã sinh sống lâu năm ở Việt Nam, những người Nhật này thường làm một số nghề như hoa tiêu dẫn tàu vào cửa sông, phiên dịch, môi giới… Tại Phố Hiến trước đây có một khu đất được gọi là Nghĩa trang Nhật Bản.

Ở Phố Hiến ngoài người Trung Quốc và Nhật Bản còn có các thương nhân châu á khác đến buôn bán như Xiêm La, Mã Lai, Lữ Tống (Philíppin)… Phương Tây, ngoài người Hà Lan và người Anh đã từng lập thương điếm ở Phố Hiến, còn một số người Bồ Đào Nha và Pháp. Người Bồ Đào Nha là người phương Tây Phố Hiến sớm nhất. Đó là những thương nhân độc lập, không lập công ty, không đặt thương điếm. Không ít những người Pháp cũng sống ở Phố Hiến vào những năm 80 của thế kỷ XVII. Thương điếm của Công ty ấn Độ Pháp thành lập ở Phố Hiến năm 1680.

Phố Hiến từ nơi tụ cư, một thị trấn phát triển thành một đô thị lớn vào thế kỷ XVII đã luôn mang tính nổi trội đậm sắc thái kinh tế. Lúc đầu là các hoạt động buôn bán qua mạng lưới chợ. Sau đó, thương nghiệp ngày càng phát triển và trở thành hoạt động kinh tế mũi nhọn chủ yếu, đặc biệt là ngoại thương do lợi thế là một bến sông, đầu mối của các tuyến giao thông vùng. Điểm tụ cư ban đầu của số người Hoa tị nạn (làng Hoa Dương) cũng là một hạt nhân kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ trong những thời kỳ sau. Bước chuyển về chất trong đời sống kinh tế của Phố Hiến là khi có sự tác động của một nhân tố chính trị vào nền tảng kinh tế đó và hệ quả là sự chuyển dịch trọng tâm từ những yếu tố nội sinh sang những yếu tố ngoại sinh.

Các lái buôn Hà Lan là những người phương Tây đặt thương điếm sớm nhất ở Phố Hiến. Những thập kỷ đầu, công việc buôn bán của thương điếm Hà Lanở Phố Hiến diễn ra khá suôn sẻ và được nhà nước Lê – Trịnh chiếu cố ưu tiên so với những người ngoại quốc khác. Sau khi cuộc chiến Trịnh – Nguyễnchấm dứt, chúa Trịnh dần tỏ thái độ lạnh nhạt với Hà Lan, lại thêm sự cạnh tranh của các lái buôn phương Tây khác, đặc biệt là người Anh. Người Anh đến Phố Hiến muộn hơn người Hà Lan. Trong những năm đầu, thương điếm Anh ở Phố Hiến làm ăn tương đối phát đạt, cạnh tranh với các đối thủ của mình như các thương nhân Hà Lan, Trung Quốc, một phần nhờ tài tháo vát, ứng xử khôn khéo của W. Gyfford.

Thời kỳ phồn thịnh nhất của Phố Hiến là vào khoảng giữa thế kỷ XVII (1730-1780). Sau đó là quá trình suy thoái, diễn ra trong gần 2 thế kỷ để cuối cùng trở thành tỉnh lị Hưng Yên. Biểu hiện rõ nhất của sự suy thoái của Phố Hiến là sự sa sút trong các hoạt động buôn bán với nước ngoài. Mặt khác, lúc này tình hình chính trị khu vực và hệ thống kinh tế thương mại biển Đông cũng đã có những chuyển biến. Trung Quốc bãi bỏ lệnh hải cấm, mở ra một thị trường đông đúc hấp dẫn. Nhật Bản cũng chuyển sang chiến lược xuất khẩu bạc, vàng, tơ lụa. Các tuyến buôn bán đường biển trực tiếp trở nên thông thoáng hơn, không cần qua khâu trung gian, như trường hợp Đàng Ngoài. Trong hoàn cảnh đó, ngoại thương Việt Nam và ở Phố Hiến nói riêng đã giảm thiểu đáng kể. Các thương điếm phương Tây ở Phố Hiến và Kẻ Chợ lần lượt đóng cửa, các tàu buôn phương Tây hầu như rất ít còn lại vùng Đàng Ngoài. Phố Hiến vắng hẳn các khách buôn nước ngoài, trừ người Trung Quốc là còn ở lại buôn bán.

Thế kỷ XIX, khi kinh đô chuyển vào Huế, một làn sóng của thương nhân Trung Hoa ồ ạt nhập cư vào Hà Nội, một số gia đình Hoa Kiều trước kia từ Kẻ Chợ di cư đến Phố Hiến nay quay ngược trở về Hà Nội, phần nào cũng làm cho Phố Hiến trở nên vắng đi. Cũng trong quá trình suy thoái về kinh tế, Phố Hiến đã mất dần đi vai trò quan trọng về chính trị. Bến cảng Phố Hiến do sự bồi lở của sông Hồng ngày càng trở nên bất tiện, làm Phố Hiến ngày càng cách xa dòng sông. Vì vậy, năm 1726, chính quyền Lê – Trịnh đã chuyển dời trấn lị Sơn Nam sang bên hữu ngạn sông Hồng thuộc huyện Duy Tiên. Năm 1741, trấn Sơn Nam được tách thành Sơn Nam thượng và hạ, trọng tâm chính trị đã chuyển xuống mạn dưới, ở Vị Hoàng (Nam Định).

Cũng trong thế kỷ XVIII, nhiều biến động xã hội – chính trị đã diễn ra tại địa bàn Phố Hiến. Năm 1730, đê Mạn Trù vỡ, dân của nhiều vùng ở Sơn Nam trở nên nghèo đói, phải tha phương cầu thực. Tiếp đến là những cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất và Nguyễn Hữu Cầu đã tàn phá vùng này, càng làm cho tiềm lực kinh tế của Phố Hiến kiệt quệ. Rồi sau đó là cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Trịnh. Sang đến thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn, vai trò một đô thị kinh tế, một thương cảng quốc tế của Phố Hiến ngày nào giờ đây không còn nữa. Năm 1804, dưới thời Gia Long, trấn lị Phủ Sơn Nam thượng từ Phố Hiến đã được di chuyển về Châu Cầu . Năm 1831, với cuộc cải cách của vua Minh mạng, tỉnh Hưng Yên được thành lập, thành tỉnh được xây dựng trên địa bàn Phố Hiến cũ, mang nhiều chức năng quân sự, nhưng đã mất đi hoàn toàn vai trò kinh tế của một trạm hải quan, lúc này đã được chuyển qua bến Ninh Hải (Hải Phòng).

Trải qua những biến cố lịch sử và sự thay đổi của tự nhiên, Phố Hiến vẫn còn bảo tồn, giữ gìn được hơn 100 di tích lịch sử – văn hóa có giá trị, trong đó  có nhiều di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia, các di tích nổi tiếng như: đền Mây ở Xích Đằng (thờ tướng quân Phạm Phòng Át),  đền Trần(thờ Trần Hưng Đạo), đền Ủng (thờ Phạm Ngũ Lão), Văn Miếu Xích Đằng,  Đông Đô Quảng Hội… … Các chùa lớn ở Phố Hiến có chùa Chuông, chùa Hiến (Thiên Ứng tự), chùa Nễ Châu. Ngoài ra còn có nhiều đình, văn miếu. Người Hoa sinh sống ở Phố Hiến đã để lại nhiều công trình kiến trúc tôn giáo như đền Mẫu (thờ Dương Qu‎ý Phi), đền Thiên Hậu (thờ Lâm Tức Mặc), Võ Miếu (thờ ba anh em Lưu Bị, Quan Vân Trường và Trương Phi)… Nhiều lễ hội gắn liền với các di tích được duy trì hàng năm, tái hiện hình ảnh mấy trăm năm trước của Phố Hiến thu hút hàng vạn lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu…

Quần thể di tích Phố Hiến nằm trên địa phận của Phố Hiến xưa, nay thuộc phần đất từ thôn Đằng Châu (phường Lam Sơn) tới thôn Nễ Châu (phường Hồng Châu) trên một diện tích khoảng chừng 5 km x 1 km ở thành phố Hưng Yên.

Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, thành phố Hưng Yên tổ chức lễ hội dân gian phố Hiến, đây là chuỗi lễ hội trên không gian văn hóa và di tích lịch sử của phố Hiến cổ, gồm phần lễ đặc sắc, phần hội có nhiều tích trò hay được người phố Hiến bảo lưu, gìn giữ truyền từ bao đời nay.

5 – Thành phố Hưng Yên ngày nay.

Về thành phố Hưng Yên ngày nay địa danh của phố Hiến xưa, du khách không chỉ được đắm mình trong quần thể di tích, được thưởng thức đặc sản nổi tiếng của phố Hiến là : nhãn lồng, hạt sen, mật ong, long nhãn, bún thang .v.v. để cảm nhận giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của một địa danh đã từng là cảng thị phát triển, để hôm nay, thành phố trẻ Hưng Yên tiếp tục kế thừa và phát huy.

Với vùng đất nằm góc giao lưu sông Hồng và sông Luộc, dân số năm 2011 trên 12 vạn người, đơn vị hành chính có 7 phường 5 xã. Một số nhà máy xí nghiệp đã có từ thời bao cấp như: Cty may Hưng yên, Cty nhựa Hưng Yên, Cty cơ khí Hưng Yên và một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp … Cơ sở vật chất không ngừng được đầu tư nâng cấp.

Quốc lộ 39 nối từ quốc lộ 5 ( điểm Phố Nối) qua cầu Triều Dương đi sang quốc lộ 10 ở tỉnh Thái Bình và quốc lộ 38 nối quốc lộ 1 qua cầu Yên Lệnh ở thành phố Hưng Yên đến quốc lộ 5 ở thành phố Hải Dương đã được nâng cấp. Dự án đường cao tốc nối với quốc lộ 1( Cầu Giẽ- Ninh Bình) với đường cao tốc quốc lộ 5 ( Hà Nội Hải – Hải Phòng) sẽ vượt sông Hồng đi qua Thành phố Hưng Yên sắp thi công. Ngoài ra đường liên tỉnh từ thành phố Hưng Yên đi huyện Văn Giang, nối vào cầu Thanh Trì sang nội thành Hà Nội . Khi đường cao tốc nối quốc lộ 1 và quốc lộ 5 hoàn thành, Từ thành phố Hưng Yên đi Hà Nội đi 30 phút xe hơi và đi Hải Phòng mất 40 phút xe hơi. Hai đề án lớn là: xây dựng khu Đại học phố Hiến với diện tích hơn 10 nghìn ha và dự án Bảo tồn, tôn tạo khu di tích phố Hiến đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt .

Thành phố Hưng Yên được Chính phủ quy hoạch là thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội và được tỉnh quy hoạch là thành phố du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế và dịch vụ.

Phố Hiến xưa với sản vật sen trắng và nhãn lồng “ tiến vua”, cùng với một quần thể di tích lịch sử dày đặc và con người hiền hòa, hiếu khách sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách gần xa. Thành phố Hưng Yên ngày nay đang thay da đổi thịt từng ngày với những tuyến đường phố và quảng trường rộng thênh thang…đang và sẽ là một thành phố trẻ năng động giữa trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

Nguồn: http://hungyentv.vn/pho-hien-xua-va-nay/pho-hien-tinh-hung-yen-trong-lich-su

Dự Hội nghị có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên khóa XIV; lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên...

Tại Hội nghị, các cử tri đã được nghe tiểu sử tóm tắt và chương trình hành động nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Hưng Yên gồm thành phố Hưng Yên, các huyện Kim Động, Khoái Châu và Yên Mỹ đối với các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên khóa XIV; Đoàn Thị Thanh Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV; Vũ Thị Thu Hằng, Phó trưởng Phòng Lao động - Việc làm, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hưng Yên; Phạm Thị Hạnh, công chức Ban Phong trào Tỉnh đoàn Hưng Yên.

Trình bày với các cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình, Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh, là đại biểu Quốc hội khóa XIV, bản thân rất vinh dự và xúc động khi được Hội đồng Bầu cử quốc gia tiếp tục giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại tỉnh Hưng Yên, quê hương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; đang có bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội trong những năm gần đây. Nếu được cử tri tỉnh Hưng Yên tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội khóa XV, Đại tướng Tô Lâm xác định đây là vinh dự lớn, song cũng là trách nhiệm rất nặng nề trước yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển đất nước nói chung, tỉnh Hưng Yên nói riêng trong thời kỳ mới cũng như trước yêu cầu, nguyện vọng, mong muốn của cử tri trong công tác bảo đảm an sinh xã hội; đồng thời xin hứa sẽ nỗ lực phấn đấu, góp sức cùng tập thể Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng ngày càng dân chủ hơn, hiệu quả thực chất hơn.

Về chương trình hành động của mình, Đại tướng Tô Lâm cho biết sẽ tiếp tục tích cực tham mưu, đề xuất với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Hiến pháp năm 2013. Chủ động nghiên cứu, tham gia góp ý kiến để Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là những chính sách về xây dựng nền quốc phòng, an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại và những quyết định đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm các quyết định đó phù hợp với tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri cả nước. Nghiên cứu, đề xuất với Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên về chương trình giám sát của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.

Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, với tư cách là Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm sẽ tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Với vị trí là đại biểu Quốc hội của tỉnh, Đại tướng Tô Lâm sẽ thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng và đưa tiếng nói của cử tri đến Quốc hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Tham gia đầy đủ các phiên họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; cùng với Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên làm cầu nối giữa tỉnh với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan Trung ương để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra…

Tại Hội nghị, cử tri thành phố Hưng Yên đã bày tỏ sự tín nhiệm đối với những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (thuộc Đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Hưng Yên).

Thay mặt các ứng viên ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đồng chí Đỗ Tiến Sỹ trân trọng cảm ơn sự đồng thuận của cử tri và nhân dân tỉnh Hưng Yên, các cơ quan Trung ương đã tín nhiệm lựa chọn tham gia danh sách các ứng viên; khẳng định, sẽ nỗ lực và cố gắng thực hiện Chương trình hành động đã đề ra…

*Cùng ngày, Đại tướng Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và các ứng viên đại biểu Quốc hội khóa XV (thuộc Đơn vị bầu cử số 1) đã đến kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 tại Nhà văn hóa khu phố An Thịnh, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.