Nhiệt độ ngưng tụ của nước là giá trị quan trọng trong công nghiệp và các quy trình liên quan. Đây là nhiệt độ mà hơi nước chuyển từ trạng thái hơi thành trạng thái lỏng khi áp suất không đổi. Với vai trò quan trọng, nhiệt độ ngưng tụ được sử dụng trong quá trình làm lạnh, đông lạnh và các quá trình tách hơi. Hiểu rõ ý nghĩa và ứng dụng của nhiệt độ ngưng tụ sẽ giúp tối ưu hóa các quy trình công nghiệp.
Nhiệt độ ngưng tụ của nước là giá trị quan trọng trong công nghiệp và các quy trình liên quan. Đây là nhiệt độ mà hơi nước chuyển từ trạng thái hơi thành trạng thái lỏng khi áp suất không đổi. Với vai trò quan trọng, nhiệt độ ngưng tụ được sử dụng trong quá trình làm lạnh, đông lạnh và các quá trình tách hơi. Hiểu rõ ý nghĩa và ứng dụng của nhiệt độ ngưng tụ sẽ giúp tối ưu hóa các quy trình công nghiệp.
Quá trình ngưng tụ của nước gắn liền với việc biến đổi pha:
Để quá trình ngưng tụ hơi nước diễn ra trên bề mặt vật rắn cần có 2 điều kiện là: Nhiệt độ bề mặt rắn phải nhỏ hơn nhiệt độ của hơi bão hoà tiếp xúc với bề mặt rắn và trên bề mặt rắn phải có các tâm ngưng tụ. Các tâm ngưng có thể là bọt khí,hạt bụi.
Tuỳ theo trạng thái bề mặt chất lỏng, quá trình ngưng tụ hơi nước trên bề mặt chất rắn gồm ngưng màng và ngưng giọt.
Ngưng màng là các giọt chất lỏng ngưng liên kết với nhau thành màng trên bề mặt vật rắn, ngưng màng xảy ra khi chất lỏng dính ướt hoàn toàn bề mặt vật rắn, góc dính ướt nhỏ hơn.
Ngưng giọt là khi các giọt chất lỏng ngưng tồn tại riêng rẽ trên bề mặt vật rắn. Xảy ra khi chất lỏng không dính ướt bề mặt vật rắn, bề mặt nhẵn bóng hoặc có lớp dầu mỡ dính trên bề mặt
Cách tính nhiệt độ ngưng tụ của nước được xác định bằng sự tương tác giữa áp suất và nhiệt độ. Theo công thức Clausius-Clapeyron, quan hệ giữa nhiệt độ ngưng tụ, áp suất và hệ số sôi của nước được biểu diễn như sau:
ln(P1/P2) = ∆Hvap/R * (1/T2 - 1/T1)
Từ công thức trên, chúng ta có thể tính toán nhiệt độ ngưng tụ của nước dựa trên áp suất và nhiệt độ cụ thể.
Ngoài ra, để tính toán nhiệt độ ngưng tụ của nước, có thể sử dụng bảng giá trị chuẩn hoặc các công thức gần đúng dựa trên các tham số như áp suất, độ ẩm tương đối và thành phần khí trong không khí. Các công thức này thường được sử dụng trong các ứng dụng thực tế và công nghiệp để đưa ra ước lượng nhiệt độ ngưng tụ của nước.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả chính xác, các yếu tố khác nhau như áp suất môi trường, thành phần khí, độ ẩm và điều kiện môi trường cụ thể cần được xem xét và tính toán kỹ lưỡng.
Có nhiều phương pháp khác nhau để làm ngưng tụ hơi nước. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến được sử dụng:
Ngưng tụ bằng phương pháp làm lạnh: Phương pháp này sử dụng quá trình làm lạnh để làm giảm nhiệt độ hơi nước đến mức ngưng tụ. Hơi nước được làm lạnh đến nhiệt độ ngưng tụ và chuyển đổi thành nước lỏng. Các thiết bị như máy nén lạnh và hệ thống làm lạnh được sử dụng để thực hiện quá trình này.
Ngưng tụ bằng chất hấp phụ: Phương pháp này sử dụng chất hấp phụ để hấp phụ hơi nước và chuyển đổi thành nước lỏng. Chất hấp phụ có khả năng hấp phụ hơi nước từ dòng khí hoặc hơi và sau đó được tái sinh để tách hơi nước và thu được nước lỏng. Các chất hấp phụ thông dụng bao gồm silica gel, zeolite, clorua canxi và các chất có tính hấp phụ cao khác.
Ngưng tụ bằng áp suất: Phương pháp này sử dụng quá trình điều chỉnh áp suất để làm giảm áp suất và làm tăng nhiệt độ ngưng tụ của hơi nước. Áp suất được giảm, làm tăng nhiệt độ ngưng tụ và chuyển đổi hơi nước thành nước lỏng. Các thiết bị như các máy bơm chân không và cột ngưng tụ áp suất thấp được sử dụng trong quá trình này.
Ngưng tụ bằng màng: Phương pháp này sử dụng màng ngăn chặn để tách hơi nước từ dòng khí và chuyển đổi thành nước lỏng. Màng ngăn chặn có lỗ nhỏ chỉ cho phép hơi nước đi qua, trong khi ngăn các hạt nước và các chất khác đi qua. Các thiết bị như máy ngưng tụ màng và hệ thống màng tách được sử dụng để thực hiện quá trình này.
Áp suất môi trường đóng vai trò quan trọng trong quá trình xác định nhiệt độ ngưng tụ của hơi nước. Áp suất môi trường càng cao, nhiệt độ ngưng tụ càng tăng, và áp suất môi trường càng thấp, nhiệt độ ngưng tụ càng giảm.
Yếu tố khí hậu và độ cao địa hình cũng có tác động đến nhiệt độ ngưng tụ của nước. Trong môi trường có khí hậu lạnh, nhiệt độ ngưng tụ thường thấp hơn so với môi trường có khí hậu nóng. Điều này có thể thấy rõ trong các vùng có khí hậu ôn đới so với các vùng có khí hậu nhiệt đới. Độ cao địa hình cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ ngưng tụ, với độ cao càng cao thì nhiệt độ ngưng tụ càng thấp.
Trong công nghiệp, để quá trình ngưng tụ hơi nước diễn ra nhanh và đảm bảo cho quá trình sản xuất thì không thể thiếu thiết bị làm ngưng tụ hơi nước. Một ví dụ trong các hệ thống lò hơi luôn có một mạng lưới hồi nước – hơi nóng. Nguyên nhân là để tối ưu nguồn năng lượng nhưng ở đây cũng có biểu hiện của hiện tượng ngưng tụ hơi nước.
Đa số thiết bị ngưng tụ hơi nước đều được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí hoặc các kho lưu trữ. Quá trình làm việc của thiết bị ngưng tụ có ảnh hưởng quyết định đến áp suất và nhiệt độ ngưng tụ, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả và độ an toàn làm việc của toàn hệ thống lạnh. Với những đặc điểm nổi bật dưới đây:
Qua bài viết trên, Lò hơi Bách Khoa hy vọng đã có thêm những kiến thức thú vị về Nhiệt độ ngưng tụ của hơi nước. Nếu bạn còn thắc mắc hay đóng góp ý kiến, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline nhé.
Lịch sử nói lên điều gì ?Kể từ năm 1917 khi cách mạng tháng Mười Nga thành công cho đến nay, lịch sử chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Không thể phủ nhận những thành tựu to lớn, vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử thế giới, nhưng cũng không thể không nhìn nhận khách quan, đúng đắn có tính chất phê phán và khoa học những thất bại, đổ vỡ, mà cho đến nay vẫn còn không ít ý kiến khác nhau. Nhiều vấn đề lý luận cũng cần được nhìn nhận lại dưới ánh sáng của tổng kết thực tiễn. Ở đây chỉ đề cập tới một số khía cạnh về quan hệ sở hữu.1. Ở Liên Xô (trước đây) : Như đã biết, sau khi cách mạng Tháng Mười năm 1917 thành công, nước Nga đã thực hiện kiểu quá độ trực tiếp lên CNXH với giải pháp thiết lập phổ biến chế độ sở hữu quốc doanh và tập thể, xoá bỏ kinh tế cá thể và tư nhân, thực hiện chế độ phân phối theo kế hoạch và không cho lưu thông hàng hoá. Cùng với hậu quả của cuộc nội chiến, kiểu quá độ này đã đưa nền kinh tế nước Nga đến chỗ suy sụp, thậm chí đe doạ sự tồn vong của chính quyền Xô - Viết. Lênin đã buộc phải thay đổi nhận thức về CNXH, mà thực chất là về bước quá độ lên CNXH, được thể hiện tập trung ở chính sách kinh tế mới - NEP (năm 1921), với các nội dung chủ yếu: - Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần (gồm 5 thành phần là: kinh tế nông dân kiểu gia trưởng có tính chất tự nhiên; kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ với chủ yếu là nông dân; kinh tế tư bản chủ nghĩa; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế XHCN).- Phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế hợp tác.- Phát triển thương nghiệp cho lưu thông hàng hoá.Những thay đổi trong nhận thức của Lênin về thực chất là quay trở lại nhận thức đúng đắn hơn mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu trong điều kiện cụ thể của nước Nga lúc đó. Lênin nói “phải quay lại, tìm con đường khác dù có dài hơn nhưng cho phép có thể trèo lên được tới đỉnh”, “phải lùi, lùi xa hơn nữa, lùi tới chủ nghĩa tư bản nhà nước”, lùi để mà tiến. Từ chỗ coi nền sản xuất nhỏ, tiểu nông hàng ngày hàng giờ “đẻ ra chủ nghĩa tư bản” đến chỗ cho phát triển kinh tế hộ, “chúng ta phải để cho nông dân, với tư cách là người sản xuất nhỏ, có được phạm vi tự do khá lớn”, “để cho người nông dân tự suy nghĩ trên luống cày của mình” . Từ chỗ đẩy mạnh quốc doanh hoá, xoá nhanh thành phần kinh tế TBCN, đến chỗ “chủ nghĩa tư bản không đáng sợ, mà đáng mong đợi, phải học tập TBCN”; không được “tự hạn chế ở chỗ đem CNTB đối lập một cách trìu tượng với chủ nghĩa xã hội” ; phải “trên cơ sở của CNTB hiện đại mà xây dựng CNXH” . “Kết hợp nhà nước Xô viết, nền chuyên chính vô sản với chủ nghĩa tư bản: Tất nhiên là được” . Lênin cho rằng từ nền kinh tế còn lạc hậu đi lên CNXH phải trải qua 2 “cái trạm”, đó là chủ nghĩa tư bản nhà nước và kiểm kê, kiểm soát của nhà nước. “Từ CNTB tiểu tư sản đi đến CNTB nhà nước với quy mô lớn cũng như đi đến CNXH đều phải trải qua cùng một con đường, thông qua cùng một trạm trung gian, đó là sự kiểm kê và kiểm soát của toàn dân đối với sản xuất và phân phối sản phẩm”; “Giá như chúng ta thực hiện được CNTB nhà nước ở nước Nga rồi, thì bước quá độ lên CNXH hoàn toàn là dễ dàng, đã nằm gọn trong tay chúng ta rồi, bởi vì CNTB nhà nước là cái gì đó có tính chất tập trung, được tính toán, được kiểm soát và được xã hội hoá” . Với nhận thức mới của Lênin về CNXH, về thời kỳ quá độ lên CNXH, và được hiện thực hoá thông qua việc thực hiện chính sách kinh tế mới và phát triển kinh tế hàng hoá, chỉ trong một thời gian ngắn nền kinh tế Nga đã được phục hồi và phát triển, nước Nga được cứu nguy. Nhưng rất đáng tiếc, sau khi Lênin qua đời năm 1924, nhiều tư tưởng đúng đắn của Lênin đã không được tiếp tục thực hiện đầy đủ. Công cuộc quốc doanh hoá và tập thể hoá lại được đẩy mạnh sau Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 12 năm 1925, hoàn thành vào năm 1936 . Trong hơn 70 năm tồn tại chính quyền Xô Viết, Liên Xô đã có những giai đoạn phát triển mạnh và đạt được những thành tựu to lớn, không thể phủ nhận. Song nền kinh tế - xã hội dần dần rơi vào trì trệ, năng suất - chất lượng - hiệu quả thấp (điều mà Lênin cho là công cụ chủ yếu để chiến thắng CNTB), trở thành nền kinh tế thiếu hụt kéo dài, buộc phải “cải tổ”. Từ đầu những năm 1970, nền kinh tế Liên Xô bắt đầu rơi vào tình trạng trì trệ và ngày càng tụt hậu so với các nước tư bản chủ nghĩa. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giai đoạn 1951 - 1970 là 5,1%/năm; nhưng từ năm 1971 đến năm 1975 chỉ còn 3,0%; giai đoạn 1976 - 1980 chỉ còn 1,9%/năm; giai đoạn 1981 - 1985 giảm xuống còn 1,8%. Để khắc phục tình trạng trì trệ về kinh tế, từ năm 1985 Liên Xô quyết định công cuộc cải tổ, trong đó có lựa chọn giải pháp phục hồi chế độ tư hữu. Nhưng công cuộc cải tổ bị thất bại bởi rất nhiều lý do chủ quan và khách quan. Liên Xô bị tan rã, kéo theo một loạt các nước XHCN ở Đông Âu thay đổi chế độ xã hội. Trong những nguyên nhân đổ vỡ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu có nguyên nhân sai lầm về nhận thức và các chính sách về xây dựng CNXH. Phải chăng trong đó có vấn đề mấu chốt là về nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu (?). Liên Xô đã từng có lúc tuyên bố là đã xây dựng xong CNXH và bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa cộng sản, sau đó “lui xuống” thành “xây dựng CNXH phát triển”. Liệu việc tuyên bố xác lập tuyệt đối chế độ sở hữu toàn dân gồm quốc doanh và tập thể gắn với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và chế độ phân phối mang nặng tính bình quân - bao cấp trong khi trình độ của lực lượng sản xuất và xã hội hoá nền sản xuất còn thấp hơn nhiều các nước TBCN phát triển, là phù hợp với biện chứng khách quan của sự phát triển (?), là phù hợp với những luận điểm của Mác - Enghen về thời kỳ quá độ lên CNXH (?). Phải chăng năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế thấp, động lực phát triển bị suy yếu đi không chỉ do trình độ của lực lượng còn thấp, mà còn do sự không tương thích giữa lực lượng sản xuất với mức độ xã hội hoá rất cao (nhưng mang nhiều yếu tố hình thức, chủ quan) của quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu (sở hữu toàn dân), tạo nên năng lực sở hữu “ảo”, vô chủ (?). Khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu bị đổ vỡ, phải đối mặt với những cạnh tranh quốc tế, mới thấy rõ hơn những thấp kém về trình độ của lực lượng sản xuất so với những nước TBCN phát triển. Liệu có thể có một nước XHCN phát triển chuẩn bị xây dựng chủ nghĩa cộng sản mà lại thua kém nhiều về trình độ lực lượng sản xuất, năng suất - chất lượng - hiệu quả nền kinh tế, thu nhập bình quân đầu người... so với các nước TBCN phát triển, hay không? Xét theo những tiêu chí đó có người cho rằng Liên Xô cũng chưa kết thúc thời kỳ quá độ lên CNXH.2. Ở Trung Quốc : Trung Quốc cũng có những nét tương đồng trong nhận thức và chính sách về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu. Sau cách mạng thành công năm 1949, Trung Quốc cũng bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH với việc xoá bỏ các thành phần kinh tế TBCN, phong kiến và cá thể để xác lập hai hình thức sở hữu chủ yếu là quốc doanh và tập thể - công xã nhân dân. Đến năm 1956, Trung Quốc tuyên bố “đã cơ bản hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa”, “kinh tế công hữu xã hội chủ nghĩa chiếm tới 93%”, “kinh tế tư doanh từ 6,9% giảm xuống chỉ còn dưới 0,1%, kinh tế cá thể giảm từ 71,8% xuống còn 7,1%”. Vì vậy, có thể coi năm 1956 là thời điểm Trung Quốc hoàn thành quá trình xóa bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ sở hữu XHCN gồm sở hữu quốc doanh và sở hữu tập thể chiếm tỷ trọng tuyệt đối.Với các phong trào “đại nhảy vọt”, “toàn dân làm gang thép”... thất bại, lại kế tiếp cuộc “đại cách mạng văn hoá”, Trung Quốc rơi vào “đại loạn”. Nhưng với đường lối “cải cách và mở cửa” từ năm 1978, Trung Quốc đã có bước phát triển bứt phá mạnh mẽ: trong mấy thập kỷ qua nền kinh tế tăng trưởng liên tục khoảng 10%/năm; đến đầu năm 2011 đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Điều gì đã làm nên kỳ tích đưa một đất nước hơn 1,3 tỷ dân với nền kinh tế - xã hội còn mang nặng tàn tích phong kiến và hậu quả của những cuộc khủng hoảng xã hội kéo dài nhiều năm trước đó ?. Trong nhiều nguyên nhân phải chăng có một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là có sự thay đổi căn bản nhận thức và chính sách về CNXH, nhận thức và chính sách về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu phù hợp; lấy tiêu chí phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và mang lại lợi ích cho nhân dân làm tiêu chí xây dựng quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu tiến bộ, phù hợp. Những thay đổi trong nhận thức và chính sách của Trung Quốc về quan hệ sở hữu thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:- Thấy rằng quan niệm CNXH truyền thống đồng nhất với chế độ công hữu, chỉ “vì công” là sai. Nhấn mạnh công bằng tuyệt đối gắn với chế độ bao cấp bình quân, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chế độ công hữu tuyệt đối... đã tạo nên bệnh lười nhác, năng suất, chất lượng kém; người ta cho rằng “Tình trạng lao động không có hiệu quả” trong chế độ công hữu còn lạc hậu hơn tình trạng “lao động không công” trong CNTB.- Từ chỗ coi trọng quá mức “công hay tư” chuyển sang chú trọng “tốt hay xấu”, có ích hay không trước tiên; không phân biệt “họ Xã hay họ Tư” mà lấy tiêu chí phát triển làm thước đo; từ “công tư đối lập” sang cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy lẫn nhau phát triển; thành phần kinh tế có hiệu quả tốt sẽ thay thế thành phần kinh tế không hiệu quả, đấy là quy luật phát triển tất yếu của lịch sử.- Từ chỗ chia đôi một cách hẹp hòi các thành phần kinh tế XHCN và phi XHCN sang có tầm nhìn tổng hợp, đa chiều về chế độ sở hữu, đan xen tác động lẫn nhau trong kền kinh tế quốc dân.- Chế độ công hữu là chủ thể phải thể hiện ở sức sống và sức cạnh tranh, sức chi phối, tầm ảnh hưởng và sức lôi kéo của kinh tế nhà nước; phải thể hiện được hiệu quả kinh tế rõ ràng, hiệu quả xã hội nổi bật thì kinh tế nhà nước mới là thành phần kinh tế có ưu thế. Chế độ công hữu phải kết hợp với nhiều loại hình sở hữu cùng phát triển.- Từ chỗ coi các thành phần kinh tế ngoài công hữu và tập thể “là cái đuôi của CNTB” sang là “bộ phận quan trọng, là chủ thể cạnh tranh bình đẳng, được bảo vệ một cách bình đẳng” trong nền kinh tế thị trường XHCN; thúc đẩy phát triển mạnh các thành phần kinh tế ngoài chế độ công hữu (đầu tư nước ngoài, tư nhân, cá thể, hộ nông dân...).- Khẳng định xu thế và phương hướng phát triển chế độ sở hữu đương đại là: chế độ sở hữu hỗn hợp với hình thức chính là chế độ cổ phần (cho rằng các chế độ sở hữu tư hữu truyền thống và chế độ công hữu truyền thống điển hình gồm chế độ sở hữu quốc doanh và sở hữu tập thể kiểu “dồn đống lớn” đều ngày càng suy yếu và không còn địa vị chủ yếu). Vì vậy Trung Quốc chủ trương ngoài một số rất ít doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp khác đều phải tích cực thực hiện chế độ cổ phần; phát triển kinh tế với chế độ sở hữu hỗn hợp trên cơ sở chế độ quyền tài sản hiện đại.Theo hướng này, Trung Quốc khẳng định “kiên trì bảo vệ quyền tài sản một cách bình đẳng, trong đó các thành phần kinh tế với các chế độ sở hữu khác nhau cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy lẫn nhau phát triển”. Hiến pháp năm 2004 của Trung Quốc đã bổ sung “tài sản tư hữu của công dân không bị xâm phạm”, và đến năm 2007 đã ban hành “Luật tài sản nước CHND Trung Hoa” để pháp chế hoá việc bảo vệ quyền tài sản.Trong 40 năm cải cách - mở cửa, cơ cấu thành phần kinh tế của Trung Quốc đã thay đổi căn bản: nếu năm 1978, khi mới bước vào cải cách mở cửa, kinh tế công hữu chiếm trên 99%, thì đến năm 1997 khu vực kinh tế nhà nước chỉ còn chiếm 42%. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, nếu năm 1978 tổng giá trị sản lượng công nghiệp của khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm 77,6% còn khu vực ngoài quốc doanh chiếm 22,4%, thì đến năm 2007 khu vực quốc doanh chỉ còn chiếm 29,5% và khu vực ngoài quốc doanh vươn lên chiếm tới 70,5%. Tỷ trọng giá trị gia tăng của khu vực kinh tế ngoài công hữu trong tổng GDP không ngừng tăng lên. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp, nếu năm 1992 tỷ trọng này của khu vực ngoài công hữu mới chiếm 48,5%, thì đến năm 2001 đã lên tới 78,3%.3. Ở Việt Nam :Đối với Việt Nam, quá trình thay đổi mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu cũng có những nét tương đồng với Trung Quốc. Xét về mặt nhận thức và được thể hiện vào pháp luật và các cơ chế chính sách, chúng ta cũng mắc phải những khuyết điểm giáo điều, chủ quan, duy ý chí. Một mặt, chúng ta nhận thức rất đúng là nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, mang nặng tính chất tiểu nông, phong kiến, nhưng mặt khác trong một thời gian dài cho đến tận 1986 chúng ta mới nhận rõ được những sai lầm căn bản trong xây dựng quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu. Có thể nói Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959 của nước ta đã thể hiện những nhận thức đúng đắn về chế độ phát triển kinh tế (dù mới ở những nét cơ bản nhất). Hiến pháp năm 1946 quy định rõ "quyền tư hữu tài sản của công dân được bảo đảm" (điều 15). Đến Hiến pháp năm 1959 đã được cụ thể hóa hơn: "Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiến dần từ chế độ dân chủ nhân dân lên Chủ nghĩa xã hội" (Điều 9); "mục đích cơ bản là không ngừng phát triển sức sản xuất" (Điều 10); tồn tại 4 hình thức sở hữu: Sở hữu nhà nước (toàn dân), sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ, sở hữu của tư sản dân tộc (Điều 11); nhà nước bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất khác của nông dân (Điều 14), bảo hộ quyền sở hữu và tư liệu sản xuất của những người lao động riêng lẻ và của các nhà tư sản dân tộc (Điều 15, Điều 16), bảo hộ quyền kế thừa tài sản tư hữu của công dân (Điều 19). Nhưng những quy định đúng đắn này đã không được thực thi đầy đủ, mạnh mẽ. Ngược lại, do nhận thức, do điều kiện cụ thể của đất nước và tác động của bối cảnh quốc tế, mà công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa với quốc doanh hóa và tập thể hóa được đẩy mạnh. Từ năm 1958 đến 1962 phong trào hợp tác hóa - tập thể hóa được triển khai rộng khắp ở miền Bắc, với quan niệm "tổ đổi công là mầm mống chủ nghĩa xã hội, hợp tác xã bậc thấp là nửa chủ nghĩa xã hội, hợp tác xã bậc cao là chủ nghĩa xã hội". Hiện tượng khoán chui trong nông nghiệp xuất hiện ở Vĩnh Phúc và một số nơi khác ngay từ năm 1967 - 1968 thể hiện sự "phản ứng" trở lại với kiểu quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu tập thể hóa không phù hợp, nhưng đã không được chấp nhận. Cùng với quá trình hợp tác hóa - tập thể hóa trong nông nghiệp, quá trình cải tạo công thương nghiệp tư bản, tư doanh cũng được đẩy mạnh triệt để, mà thực chất là xóa bỏ sở hữu tư nhân, cá thể.Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Hiến pháp năm 1980 quy định đưa cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng về quan hệ sản xuất, thành lập chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, để nền kinh tế quốc dân chủ yếu có 2 thành phần: kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác với sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể (Điều 18); đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 19); Nhà nước tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn bằng các hình thức thích hợp (Điều 26). Với những nhận thức và quy định pháp lý trên, mô hình cải tạo công thương nghiệp trước đây ở miền Bắc được tiếp tục áp dụng vào miền Nam. Trong nông nghiệp tiếp tục thực hiện mô hình hợp tác xã tập thể hóa, mô hình tập thể hóa này đặc biệt không thích hợp với đồng bằng sông Cửu Long nơi đã hình thành đội ngũ các hộ trung nông sản xuất hàng hóa. Với nhiều nhân tố khách quan và chủ quan, trong đó nhân tố quan trọng là thiết lập không phù hợp cơ cấu quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu, đã làm suy yếu lực lượng sản xuất, động lực phát triển, đất nước rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Công cuộc "Đổi mới" được bắt đầu từ năm 1986 về thực chất là xử lý hai vấn đề lớn: cấu trúc lại quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu phù hợp tính chất là trình độ của lực lượng sản xuất; và chấp nhận phát triển kinh tế hàng hóa - cơ chế thị trường. Trong nông nghiệp, các hình thức "khoán chui" trước đây không "chết đi" dù bị ngăn cấm. Nó buộc các hợp tác xã tập thể hóa "lui" xuống khoán việc, khoản sản phẩm, "lui" đến khoán cho nhóm người lao động, đến khoán cho người lao động và cuối cùng "lui" đến khoán cho hộ xã viên. Mỗi bước lui là một bước tiến, lui để mà tiến như Lênin nói. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tháng 1/1981 Đảng ta mới ra nghị quyết 100 về khoán sản phẩm trong nông nghiệp; tháng 4/1988 ra nghị quyết 10 về khoán đến hộ gia đình; tháng 3/1989 nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) mới khẳng định "Hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ”; đến Luật Đất đại năm 1993 mới trao quyền sử dụng ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nâng dân (5 quyền), xác lập cơ sở tư liệu sản xuất cho hộ nông dân. Từ thiếu lương thực và đói triền miên, nhưng ngay sau khi trao quyền tự chủ cho hộ nông dân, vẫn những con người đó, vẫn đồng ruộng đó, tư liệu sản xuất còn ít hơn, đầu tư của nhà nước ít hơn, như một phép thần, từ 1989 đất nước đã đủ lương thực để ăn và có phần xuất khẩu. Đó là bài học rất lớn và rất đắt (vì phải trải qua hơn 20 năm từ 1967 - 1989) về việc nhận thức và vận dụng cho đúng quy luật khách quan về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Tiếp tục quá trình đổi mới, Hiến pháp năm 1992 của nước ta khẳng định "phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước" xác định 3 chế độ sở hữu: toàn dân, tập thể và tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng (Điều 15); xác định có 5 thành phần kinh tế: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước (Điều 16). Đó là nền tảng rất cơ bản và quan trọng về nhận thức và pháp lý của quá trình Đổi mới. Hiến pháp 2013 đã chế định rõ hơn bước tiến trong nhận thức và thực tiễn về cấu trúc đa thành phần của quan hệ sở hữu : “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” (Điều 51). “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (Điều 53). “Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ” (Điều 54). Như vậy, sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần gắn với đa dạng hóa các hình thức sở hữu là một quá trình đúng đắn, phù hợp với quy luật chung của sự phát triển về mối quan hệ giữa tính chất và trình độ của lực lượng với các hình thức quan hệ sản xuất - quan hệ sơ hữu đã được Mác - Enghen nêu lên trước đây, đồng thời cũng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước còn kém phát triển. Trong hơn 30 năm qua, công cuộc đổi mới của nước ta đã thu được những thành tựu rất to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đưa nước ta thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Trong những nguyên nhân đưa đến thành công, có nguyên nhân là đã nhận thức và xử lý đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và cấu trúc lại quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu trong điều kiện kinh tế thị trường, phù hợp hơn với điều kiện - trình độ của nước ta và bối cảnh quốc tế (như thu hẹp quy mô doanh nghiệp nhà nước, đổi mới và đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp; coi trọng phát triển kinh tế tư nhân và coi đó là một động lực quan trọng; nhà nước khuyến khích đầu tư của nước ngoài; thúc đẩy phát triển các hình thức kinh tế hợp tác - đối tác công - tư; đổi mới kinh tế hợp tác, phát triển đa dạng kinh tế hộ nông dân; thúc đẩy quá trình liên kết và tham gia váo các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu…, mà trong Báo cáo nghiên cứu này không đề cập sâu). Tuy nhiên thực tiễn cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được tổng kết, làm rõ hơn về mặt lý luận để làm cơ sở cho việc tiếp tục đổi mới, bổ sung, hoàn thiện mô hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo phương thức rút ngắn, bảo đảm cho quá trình phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Trong số các vấn đề đặt ra có vấn đề phải tiếp tục làm rõ hơn cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của mối quan hệ biện chứng giữa phát triển lực lượng sản xuất và cấu trúc quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu ở nước ta trong mỗi bước phát triển (trên bình diện toàn bộ nền kinh tế - xã hội, cũng như trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương), và trong mối tương quan với yếu tố thời đại, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Phải làm rõ hơn tính chất, trình độ và cấu trúc của quan hệ sở hữu, của các loại hình và chế độ sở hữu với quá trình phát triển định hướng xã hội chủ nghĩa; làm rõ mối quan hệ quốc hữu hóa, sở hữu công hữu, sở hữu tập thể với bước phát triển trình độ xã hội hoá và tính chất xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển; làm rõ cơ chế vận động và phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần sẽ hình thành một cách khách quan cấu trúc quan hệ sở hữu như thế nào? Các loại hình và các chế độ sở hữu sẽ vận động và phát triển trong sự tương tác với nhau như thế nào? Tiêu chí nào để đánh giá tính hiệu quả và hợp lý của các hình thức sở hữu? Quá trình xã hội hóa quan hệ sở hữu như dự báo của Mác-Enghen sẽ diễn ra như thế nào? Vai trò của nhà nước, vai trò của chủ sở hữu nhà nước và vai trò của các loại hình sở hữu khác trong quá trình hình thành chế độ sở hữu hỗn hợp ra sao? .... Những vấn đề đó chỉ có thể từng bước được làm rõ hơn trên cơ sở nghiên cứu rất nghiêm túc không chỉ về phương diện lý luận thuần tuý, mà phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn sinh động của nước ta (từ những hiện thực thành công và thất bại), và trên cơ sở hiểu và nắm bắt đúng quy luật phát triển khách quan của nhân loại, kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử phát triển của nhân loại, đặc biệt là nghiên cứu các quy luật ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản, trên cơ sở tiếp thu có phê phán các học thuyết trước đó, Mác-Enghen đã đưa ra học thuyết về sự tất yếu nhân loại sẽ đi tới cộng sản chủ nghĩa - xã hội không còn chế độ người bóc lột người trên cơ sở xoá bỏ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa. Sự phủ định khách quan chế độ sở hữu tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa lại chính do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước tạo lập các tiền đề khách quan cho sự phủ định ấy trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hoá nền sản xuất xã hội. Mác-Enghen đã dự báo và phác thảo ra những nét chung nhất về bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Nhưng kiểu quá độ này cho đến nay vẫn chưa diễn ra ở một quốc gia nào trên thế giới (hay nó đang đẩy mạnh quá trình xã hội hóa dưới các hình thái khác nhau như Mác-Enghen dự báo; cần được nghiên cứu sâu sắc, hệ thống hơn). Còn kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước kém phát triển mà Mác-Enghen dự báo và Lênin thực hiện sau này lại được bắt đầu từ năm 1917 với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga. Nhưng về mặt lý luận, cả Mác, Enghen và Lênin để lại rất ít những điều chỉ dẫn. Thực tiễn của hơn 100 năm chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, với những thành công và thất bại, cải cách, đổi mới và phát triển, cho thấy việc hiểu không đúng, không đầy đủ, việc giáo điều hoá những luận điểm, dự báo của các ông, không lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn chân lý, không những chỉ trái với bản chất khoa học và cách mạng trong học thuyết của các ông, mà còn không phù hợp với biện chứng khách quan của sự phát triển, đưa đất nước đến sự trì trệ, thất bại, thậm chí đổ vỡ. Để thực hiện thành công quá độ rút ngắn lên chủ nghĩa xã hội từ một nước còn kém phát triển, phải giải quyết đồng bộ cả về quá độ chính trị, kinh tế và xã hội; phải xây dựng những tiền đề kinh tế - xã hội khách quan mà đáng lẽ chủ nghĩa tư bản phải thực hiện, trong đó có vấn đề trung tâm là phát triển lực lượng sản xuất gắn với hình thành các quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu phù hợp trong suốt thời kỳ quá độ. Để xử lý đúng đắn các vấn đề quan trọng này, đòi hỏi phải nghiên cứu rất thấu đáo những luận điểm của Mác, Enghen, Lênin và những luận điểm khách quan, đúng đắn khác trên thế giới; đồng thời đứng vững trên mảnh đất hiện thực của đất nước mình để vận dụng, bổ sung, sáng tạo và phát triển, nhằm hoàn thiện đồng bộ cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ cho việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách và giải pháp đúng đắn, phù hợp trong từng giai đoạn phát triển. Đây là vấn đề phức tạp và rộng lớn cả về lý luận và thực tiễn. Bài viết này mới chỉ đề cập những nét chủ yếu, còn nhiều vấn đề phải được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, làm rõ hơn. Đồng thời cũng trên cơ sở đó đi vào nghiên cứu sâu hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa nền sản xuất, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với việc hình thành hệ thống quan hệ sản xuất - quan hệ sở hữu tiến bộ, phù hợp, hiệu quả trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta./.
Từ năm 2012, song song với hoạt động âm nhạc, Mỹ Tâm ra mắt thương hiệu thời trang riêng. Khi ngồi "ghế nóng" cuộc thi Vietnam Idol, nữ ca sĩ vấp phải nhiều nhận xét trái chiều cho phong cách thời trang. Thậm chí cô còn bị chỉ trích khi mặc đồ nhái thương hiệu Viktor & Rolf trong một đêm thi của Vietnam Idol 2014.