Phòng CTSV - ĐHSP - ĐHĐN https://ctsv.ued.udn.vn/uploads/hilogo2.5.png
Phòng CTSV - ĐHSP - ĐHĐN https://ctsv.ued.udn.vn/uploads/hilogo2.5.png
Một sự thật có thể bạn chưa biết (hoặc không để ý), thói quen uống cà phê sau cùng “tráng miệng” bằng nước trà, từ lâu đã trở thành một thói quen bắt đầu ngày mới của người Việt. Nhiều người yêu cà phê Việt còn pha thêm nước trà vào cà phê để tạo ra loại thức uống gọi là “cà phê sữa trà” hoặc “cà phê trứng trà”. Một cách kết hợp thoạt nghĩ không hợp, nhưng thật ra lại hợp không tưởng, có được nhờ sự kết hợp độc đáo giữa vị đắng của cà phê với vị thơm thanh mát của trà.
Cà phê sữa trà và cà phê trứng trà đã trở thành một phần của văn hóa cà phê truyền thống và vẫn được ưa chuộng ở nhiều quán cà phê trên khắp cả nước ngày nay. Sự kết hợp giữa hương thơm nồng nàn của cà phê và sự tinh tế, thanh khiết của trà nôm na tạo nên trải nghiệm đầy kích thích cho vị giác.
Thời gian trôi qua, cà phê và trà dù kết hợp cùng nhau hay tách rời, vẫn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của con người hiện đại. Bởi cà phê thúc đẩy sự tỉnh táo trong khi trà mang lại sự bình yên và thư giãn.
Ngày nay, khi bạn bước vào bất kỳ quán cà phê hoặc tiệm trà, bạn có thể tìm thấy nhiều sự xuất hiện của cà phê ở trà quán và ngược lại. Sự kết hợp này không chỉ là một phần của thực đơn mà còn là một câu chuyện về vị trí quan trọng, mối liên kết vô hình giữa cà phê và trà trong văn hóa thức uống ngày nay.
Trà hay cà phê, chung quy lại đều mang tinh chất xã hội và nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của người địa phương. Từ những cô chú trung niên đến người trẻ đôi mươi đều thích cùng tụ họp, gặp mặt tại quán cà phê quen thuộc. Cà phê hay trà, đều là một cái cớ để con người ta gắn kết và cho dù có nhiều sự lựa chọn hơn, giá trị vốn có này cũng sẽ không bị mất đi.
The Local Beans, chính là nơi như thế, gắn kết mọi người với nhau bằng một tách cà phê ngon, ly trà trái cây thơm. Nghệ thuật trang trí, hương vị của trà và phê tại The Local Beans cũng được đầu tư, sáng tạo rất nhiều để thoả mãn nhu cầu thưởng thức vị giác lẫn thị giác của khách hàng. Để phù hợp với phong cách hiện đại, The Local Beans có nhiều sự kết hợp mới lạ, ngẫu hứng mà hoàn toàn ăn khớp như: Espresso tonic, cà phê sương sáo, Coldbrew cam mật, trà gừng cam thảo, trà dâu cam, trà đào cam sả, v.v…đây đều là những thức uống được yêu thích tại quán.
Thông qua bài viết trên, The Local Beans đã giới thiệu cho quý khách hàng các thông tin về lịch sử, đặc điểm theo thời gian của văn hóa cà phê và trà Việt Nam. Qua đó thể hiện vai trò của trà và cà phê trong văn hóa đời sống sinh hoạt của những con dân nước Việt chân chất. Văn hóa cafe và trà không chỉ là truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước mà đến bây giờ nó vẫn luôn giữ vững được ý nghĩa như ban đầu.
Thời phong kiến đô hộ, bởi chỉ được dùng cho tầng lớp quyền quý cao sang, nên việc pha trà lúc ấy được chuẩn bị rất công phu và mất nhiều thời gian. Nước pha trà phải là những giọt sương sớm tinh khiết trên búp sen được người ta chắt lọc, để đảm bảo chén trà đủ vị ngọt thanh, sau khi uống vị ngọt còn đọng lại ở cuống họng. Tuy cầu kỳ là thế, nhưng về sau được bình dân hoá, nghệ thuật pha cùng thưởng trà của người Việt đã không còn nhiều quy tắc phức tạp như xưa, dần trở nên ngẫu hứng và sáng tạo hơn bao giờ hết.
Thói quen pha trà của người Việt thường bắt đầu bằng cách tráng ấm trà bằng nước sôi, sau đó cho trà thơm vào, đổ nước sôi và đậy kín nắp ấm. Trong thời gian chờ trà ngấm, người pha trà phải tiếp tục rót nước nóng bên ngoài thân ấm để giữ hơi và giúp trà ngấm đều hơn. Khi thưởng trà, nhiều người thường theo thói quen đưa chén trà ngang qua mũi để thưởng thức trước hương thơm của trà, sau mới nhấp từng ngụm trà để cảm nhận vị trà ngon tan chậm trong miệng.
Phương thức thưởng thức trà ngày xưa cũng khá đa dạng. Trà uống một mình gọi là độc ẩm, là lúc người ta nhâm nhi chiêm nghiệm hoặc ngâm thơ viết chữ. Trà uống cùng lúc với hai người thì được gọi là song ẩm, lúc cùng nhiều bạn bè tri kỉ gặp gỡ hàn huyên là quần ẩm. Trà trong văn hoá xưa đã trở thành người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự dù vui hay buồn, nó làm người ta nguôi ngoai nỗi buồn một cách thần kì.
Văn hoá uống trà ngày nay không còn tuân theo các quy tắc xưa, mà tùy thuộc vào sở thích, phong cách và những tính chất riêng trong cuộc sống người Việt hiện đại. Giờ đây, người ta quan tâm nhiều đến công dụng của trà đối với sức khỏe, làm dịu căng thẳng, khó chịu, hay chỉ đơn giản là để có những giây phút kết nối và chuyện trò với bạn bè. Trà hiện đại có sự giao thoa, “làm mới” để thích ứng với đời sống năng động, tươi mới nay.
Để được thưởng thức một ly trà ngon, thực khách không cần phải mất thời gian tự pha, việc hẹn gặp gỡ bạn bè thưởng trà cũng không nhất thiết phải đến nhà nhau mà đơn giản hơn, chỉ cần ghé quán cà phê quen thuộc. Do đó, ta thấy trà hiện đại thường được xuất hiện ngày trong những quán cà phê, quán nước dù là vỉa hè hay trong không gian gần gũi, sang trọng.
Có thể nói văn hoá trà Việt Nam luôn theo sát chiều dài thời gian lịch sử từ xưa cho đến nay, nó sẽ sống mãi trong tâm hồn mỗi con dân nước Việt. Đó cũng chính là lý do tại sao Văn hoá uống trà của người Việt chính là sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ ông – cha với thế hệ con – cháu.
Khác với sự xuất hiện của văn hoá cà phê khi thực dân Pháp xâm lược, văn hóa trà Việt Nam đã có từ 4000 năm lịch sử, gắn liền với quá trình dựng nước, giữ nước của ông cha ta thời kỳ trước. Mặc dù có cùng tên gọi “văn hoá thưởng trà”, nhưng phong cách uống trà của người Việt khác xa với trà đạo Nhật Bản hay Trung Quốc. Không giống bây giờ, khi trà mới xuất hiện tại nước ta, hầu như chỉ tầng lớp vua chúa, danh gia vọng tộc được thưởng thức trà.
Ngày nay trà và văn hoá thưởng trà đã xuất hiện ở mọi nơi, đến được với mọi tầng lớp xã hội. Theo thời gian, trà Việt Nam đã trải qua vô số sự thay đổi, thế nhưng, phong cách uống trà vẫn lưu giữ những nét đẹp riêng và thể hiện phong tục, tính cách truyền thống của người Việt.
Từ truyền thống đến hiện đại, có thể thấy trà luôn xuất hiện trong đời sống hằng ngày của gia đình Việt, từ việc mời trà khi khách đến nhà hay dâng trà kính bậc bề trên. Trà là cách chủ nhà thể hiện sự niềm nở và tình cảm đối với khách, là sự tôn kính của người nhỏ tuổi dành cho các bậc vai vế ông – cha trong gia đình. Hình ảnh chén trà thơm còn được thấy trong dịp Lễ – Tết, gia đình sum vầy hay trong những dịp cưới hỏi, đám giỗ cũng đã cho thấy tầm quan trọng của trà và văn hoá thưởng trà trong cuộc sống người Việt ta.