Sư Phạm Được Miễn Học Phí

Sư Phạm Được Miễn Học Phí

Sinh viên theo học trung cấp mầm non và văn bằng 2 mầm non đều thuộc diện được miễn giảm học phí nhằm hỗ trợ cho các sinh viên nghèo có niềm đam mê với ngành sư phạm mầm non. Đây thực sự là một thế mạnh cho ngành sư phạm phát triển mạnh mẽ.

Sinh viên theo học trung cấp mầm non và văn bằng 2 mầm non đều thuộc diện được miễn giảm học phí nhằm hỗ trợ cho các sinh viên nghèo có niềm đam mê với ngành sư phạm mầm non. Đây thực sự là một thế mạnh cho ngành sư phạm phát triển mạnh mẽ.

Miễn giảm học phí là thế mạnh cho ngành sư phạm mầm non phát triển mạnh

Trung cấp mầm non sẽ được miễn học phí nếu sinh viên học hệ chính quy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo học hệ trung cấp chính quy bạn vừa có thể giảm nhẹ thi tuyển đầu vào mà còn được miễn học phí trong suốt thời gian theo học tại trường, sau khi học xong hệ trung cấp sinh viên có thể học liên thông để nâng cao trình độ và lấy tấm bằng có giá trị cao phục vụ công việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường của bạn. Các chính sách hỗ trợ sinh viên theo học hệ trung cấp và hệ đại học với hình thức chính quy là như nhau, ngoài các chính sách miễn giảm học phí, hằng năm nhà trường đều trao học bổng cho những sinh viên có thành tích xuất sắc nhằm khích lệ tinh thần học tập của các sinh viên.

Miễn giảm học phí ngành sư phạm mầm non

Đối tượng miễn học phí khi theo học ngành sư phạm mầm non đó là những người hoặc thân nhân có công với cách mạng; các học sinh, sinh viên bị tàn tật; sinh viên thuộc diện hộ nghèo và sinh viên thuộc con của cá chiến sĩ, hạ sĩ đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ tổ quốc cũng như đang thi hành nhiệm vụ của đảng và Nhà nước. Đối với các đối tượng được giảm học phí khi thuộc diện dân tộc thiểu số, thuộc các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn; những sinh viên tốt nghiệp các trường dân tộc nội trú, trường dự bị và sinh viên theo học chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Đối với sinh viên học văn bằng 2 mầm non chính sách miễn giảm học phí vẫn được áp dụng như văn bằng 1 tuy nhiên bạn phải theo học hệ văn bằng chính quy mới có thể thừa hưởng quyền lợi đó; tuy là văn bằng 2 nhưng các chính sách hỗ trợ cho sinh viên vẫn có mà bạn lại có thể chọn được một con đường đi đúng cho mình khi học văn bằng 1 không phải con đường thực sự của bạn; học văn bằng 2 rất nhanh có thể ra trường do bạn đã từng học các môn cơ bản từ trước nên sẽ được miễn học những môn này vì vậy thời gian đào tạo một khóa học văn bằng 2 chỉ mất khoảng 1- 1,5 năm là bạn có bằng, hình thức liên thông cao đẳng đại học cũng được áp dụng cho văn bằng 2 nếu bạn có nguyện vọng học cao hơn.

Thí sinh có thể đăng ký dự tuyển tại văn phòng tuyển sinh để được tư vấn và trợ giúp tốt nhất cho bạn.

MỌI THẮC MẮC THÍ SINH VÀ PHỤ HUYNH VUI LÒNG LIÊN HỆ

( Chú ý: Để tiện cho việc đi lại và hoàn thiện mọi thủ tục nhập học theo đúng quy định của nhà trường. Phụ Huynh và thí sinh đến mua hồ sơ và làm thủ tục đăng ký vui lòng liên hệ trực tiếp với cô Hoa để được hướng dẫn )

Tel: (04) 62 532 658  (Phòng tuyển sinh )

Hotline:  0975 399 553 (Cô Hoa) – (Phụ trách tuyển sinh)

(Thí sinh và phụ huynh liên hệ trước để đăng ký mua hồ sơ và được hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Tránh đến nơi thiếu thông tin và giấy tờ cần thiết phải đi lại nhiều lần)

Mỗi một quốc gia đều có những chính sách riêng để hỗ trợ giáo viên nhưng nhiều nước không có chính sách tài chính riêng cho sinh viên sư phạm.

Tất cả sinh viên đều được tham gia tín dụng sinh viên với lãi suất thấp và một số được cấp học bổng tùy theo điều kiện của mỗi chương trình hỗ trợ.

Để thu hút người giỏi trở thành giáo viên, các nước như Hàn Quốc, Phần Lan, Singapore, Hongkong tuyển sinh đầu vào gắt gao và trả lương cao cho giáo viên đương chức (Mc Kinsey, 2007).

Các quốc gia đều nhận thức rằng, giáo viên có vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tùy theo thực trạng và tình hình phát triển của giáo dục và khả năng kinh tế mà mỗi nước có chính sách riêng cho nhà giáo.

Hầu hết các chính sách tài chính nhằm thu hút, hỗ trợ những giảng viên, giáo viên đương nhiệm ở các vùng khó khăn, đã phục vụ cho ngành trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Để duy trì đội ngũ giáo viên có chất lượng, nhiều nước trả lương giáo viên cao, có chính sách phát triển giáo viên hiệu quả và tuyển sinh đầu vào ngành sư phạm gắt gao.

Chương trình hỗ trợ tài chính chỉ dành riêng cho sinh viên sư phạm không có nhiều, thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Việt Nam cho thấy, một số chính sách tài chính hỗ trợ sinh viên sư phạm đang được thực hiện ở một số quốc gia như sau:

Tại Mỹ, để thu hút người giỏi trở thành giáo viên và duy trì đội ngũ giáo viên có năng lực ở những vùng thiếu hụt giáo viên, Mỹ đang duy trì một số chương trình hỗ trợ tài chính mà các sinh viên sư phạm có thể thụ hưởng.

Chương trình TEACH trợ cấp cho các sinh viên cam kết sẽ dạy học ở những vùng khó khăn trong vòng 4 năm. Chương trình Stafford xóa nợ cho sinh viên với mức tối đa là 17.500 USD nếu sinh viên cam kết dạy một số một học theo yêu cầu ở những trường vùng khó khăn trong  vòng 5 năm liên tục.

Chương trình xóa nợ cho những người làm việc trong khu vực dịch vụ xã hội  (Public Service Loan Forgiveness -PSLF) xóa bỏ toàn bộ các khoản tín dụng sinh viên cho những người đã làm việc trong khu vực dịch vụ xã hội từ 10 năm trở lên và do vậy giáo viên là người được hưởng lợi từ chương trình này. Ngoài ra mỗi bang có chính sách hỗ trợ tài chính riêng cho sinh viên.

Ở Mỹ, không có trường đại học sư phạm. Tất cả các khoa có chương trình đào tạo giáo viên đều trực thuộc một trường đại học nào đó.

Thời gian của chương trình đào tạo giáo viên tiểu học là 2 năm, cả thời gian học trên lớp và thời gian đi thực tập.

Nếu ai muốn dạy trung học cơ sở hay trung học phổ thông thì phải học thêm vài môn nữa cho chuyên môn mình dạy.

Ví dụ dạy Vẽ, dạy Sử hay dạy Toán thì học thêm môn Vẽ, Sử hay Toán.

Thông thường có ít nhất 3 Field work /lần đi thực tập. Thường mọi người chọn trường gần nhà hay trường có người quen biết hay trường ở quận (school district) tốt.

Trong quá trình thực tập hoặc kỳ cuối sư phạm trước khi ra trường, sinh viên có thể xin đi làm lấy kinh nghiệm: làm giáo viên dạy thế (substitute teacher). Thường mỗi ngày được khoảng 75-95USD tùy từng trường.

Theo lối truyền thống, giáo viên ở Mỹ được đào tạo 4 năm năm đại học chuyên ngành và sau đó học 2 năm sư phạm lấy bằng Thạc sĩ và phải thi chứng chỉ hành nghề.

Tuy nhiên hiện nay ở một số bang của Mỹ đang áp dụng phương thức đào tạo giáo viên kiểu mới, không cần bằng cấp mà đào tạo qua thực tiễn tại các trường phổ thông. Chương trình và chứng chỉ này sẽ được phê duyệt và chứng thực bởi chính quyền bang.

Nói cách khác thì các chương trình chứng chỉ đào tạo giáo viên này có thể khác nhau ở các trường nhưng đều hướng đến việc giảm nhẹ gánh nặng bằng cấp và tập trung nhiều hơn cho việc tạo ra những giáo viên giỏi về kinh nghiệm giảng dạy thực tế.

Tại Anh, để thu hút sinh viên vào học sư phạm thông tin hướng dẫn trở thành giáo viên rất phổ biến. Tuy nhiên, chính sách tài chính đối với sinh viên sư phạm không khác biệt so với sinh viên học các ngành khác. Sinh viên sư phạm phải đóng học phí và được tham gia các chương trình hỗ trợ tài chính sinh viên.

Theo trang Web của Bộ Giáo dục Anh (https://getintoteaching.education.gov.uk/funding-and-salary), có 4 dạng công cụ tài chính chủ yếu hỗ trợ sinh viên sư phạm:

- Học bổng tài năng được cấp cho những người học có kết quả học tập từ khá (60-69%) trở lên và dạy một số môn học theo yêu cầu.

- Học bổng theo vị thế tài chính được cấp cho sinh viên một số ngành và mức học bổng tùy thuộc vào nhu cầu tài chính của sinh viên.

- Tín dụng sinh viên được cấp cho mọi đối tượng.

- Đối với sinh viên sư phạm có thể tham gia chương trình nhận lương trực tiếp từ trường mà họ thực tập dạy học.

Tại Pháp, đào tạo giáo viên nối tiếp (4 năm đại học chuyên ngành + 2 năm sư phạm). Khi sinh viên học ngành sư phạm cũng đã được coi như là thực tập sinh. Họ theo sát trường phổ thông và được hỗ trợ kinh phí (lương cho người học việc).

Để trở thành giáo viên chính thức người học phải ở trình độ thạc sĩ và vượt qua kỳ thi sát hạch (chứng chỉ hành nghề).

Pháp cũng như nhiều quốc gia Châu Âu khác, ưu tiên người bản địa trong đào tạo đại học.

Trường công lập miễn học phí cho công dân. Với  những  trường phải đóng học phí thì khi công dân 18 tuổi có kết quả đỗ đại học sẽ được vay tiền ngân hàng để đi học và được hỗ trợ một khoản nhỏ thuê nhà.

Tại Đức, suốt quá trình học Đại học (tất cả các chuyên ngành ở Đức trong đó có sư phạm), ở hầu hết các tiểu bang, sinh viên không phải trả tiền học phí. Sinh viên chỉ phải trả tiền lệ phí hành chính (lệ phí đăng ký) khoảng từ 100 đến 150 Euro/năm tùy theo từng trường.

Theo số liệu thống kê mới nhất vào năm 2016, chỉ còn một vài tiểu bang trong Cộng hòa liên bang Đức thu tiền học phí của sinh viên (khoảng 500 Euro/học kỳ).

Song sinh viên được miễn phí 4 học kỳ đầu, họ phải trả học phí từ học kỳ 5. Xu hướng sắp tới có thể miễn học phí đại học 100% trong toàn bộ Cộng hòa liên bang Đức.

Tại Úc, cũng có chính sách hỗ trợ cho công dân vay để trả học phí học đại học và sau đại học. Học phí đối với sinh viên bản địa thấp hơn nhiều so với  học phí dành cho sinh viên quốc tế.

Trung bình mỗi năm, quốc gia này cần đến 130.000 nhân sự có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản để gia nhập vào ngành giáo dục. Trong 3 – 5 năm tới, nhu cầu nhân lực sẽ còn tăng thêm.

Úc đứng thứ 4 trên thế giới về những đãi ngộ dành cho nhà giáo được đánh giá theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) 2015.

Trung bình mức lương của những người làm trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo có thu nhập bình quân khoảng 65.000 AUD/năm.

Theo VU Australian Graduate Survey, có đến 93% sinh viên quốc tế Úc tốt nghiệp khóa cử nhân ngành Giáo dục tìm được việc làm ưng ý trong vòng 4 tháng đầu sau tốt nghiệp.

Tại Singapore, Bộ Giáo dục Singapore rất thận trọng trong tuyển chọn những giáo viên  tiềm năng từ số học sinh thuộc nhóm dẫn đầu về thành tích học tập sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Ngoài thành tích học tập, người học được tuyển chọn phải có sự yêu thích, cam kết gắn bó với công việc giảng dạy. Các giáo viên tiềm năng này trong thời gian đào tạo sẽ được hưởng mức trợ cấp tương đương 60% lương của giáo viên chính thức.

Tuy nhiên, vì được hưởng quyền lợi này nên họ cũng phải cam kết sẽ tham gia giảng dạy trong ít nhất 3 năm sau khi chính thức vào nghề.

Tại Hàn Quốc, Hàn Quốc trước đây miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Hiện nay đã áp dụng thu học phí nhưng có rất nhiều học bổng để thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm. Khoảng 40% sinh viên sư phạm được nhận học bổng.

Tại Trung Quốc, một cuộc khảo sát trên toàn quốc (2007) cho thấy, các trường học ở nông thôn Trung Quốc thiếu khoảng 43% giáo viên.

Con số thống kê cũng cho biết, trình độ giáo viên ở khoảng 310 nghìn trường tiểu học và trung học cơ sở không đạt chuẩn quốc gia. Trung Quốc có 500 nghìn giáo viên ngắn hạn không được đào tạo bài bản và 75% trong số họ làm việc ở các vùng nông thôn kinh tế chưa phát triển, chủ yếu nằm ở miền tây và miền trung nước này.

Chính vì lý do đó, Trung Quốc áp dụng chính sách miễn học phí cho sinh viên sư phạm đặc biệt dành cho những khu vực thiếu giáo viên.

Theo chính sách này, Nhà nước sẽ chi khoảng 10 nghìn NDT/năm (20 triệu đồng) cho mỗi sinh viên sư phạm, tức là tổng cộng 110 triệu NDT (220 tỷ đồng) cho 11 nghìn sinh viên. Đó là sinh viên thuộc sáu trường đại học sư phạm ở các thành phố Bắc Kinh, Trường Xuân, Vũ Hán, Thượng Hải, Tây An và Trùng Khánh.

Chính sách này đã thu hút nhiều học sinh trung học ở nông thôn đăng ký theo học ngành sư phạm hơn. Số đối tượng này chiếm đến 60,2% số đơn đăng ký ngành sư phạm, tăng 16,3% so với năm trước đó.

Tại Cu Ba, đất nước này thực hiện chính sách như nước ta thời bao cấp, sinh viên sư phạm được miễn học phí, sinh hoạt phí và bố trí công việc sau khi tốt nghiệp.