Việc tiêm vắc xin HPV mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng ngừa các bệnh như ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, ung thư hậu môn, và các bệnh liên quan khác. Vậy giá tiêm HPV và khám sàng lọc trước khi tiêm là bao nhiêu? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Việc tiêm vắc xin HPV mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng, giúp phòng ngừa các bệnh như ung thư cổ tử cung, sùi mào gà, ung thư hậu môn, và các bệnh liên quan khác. Vậy giá tiêm HPV và khám sàng lọc trước khi tiêm là bao nhiêu? Hãy cùng Diag tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Theo chỉ định của các cơ sở y tế, bạn cần hoàn thành phác đồ tiêm 2 hoặc 3 mũi tiêm phòng mụn cóc sinh dục và các bệnh ung thư liên quan do virus HPV gây ra tùy vào độ tuổi. Trong đó, người tiêm phòng trước 15 tuổi chỉ cần tiêm 2 mũi HPV, và người tiêm sau độ tuổi này cần đảm bảo hoàn thành 3 mũi tiêm để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Các mũi tiêm đã được nghiên cứu và phân tích hàng lượng để phù hợp với khả năng đáp ứng của người tiêm để phát huy hiệu quả tốt nhất. Việc tiêm không đủ liều có thể không mang đến tác dụng phòng tránh sự xâm nhập của virus HPV gây hại.
Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy nhiều trường hợp dù chỉ tiêm 1 mũi HPV vẫn mang lại hiệu quả phòng bệnh ung thư cổ tử cung cao. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có y văn nào khẳng định chỉ cần tiêm duy nhất 1 mũi. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch tiêm phòng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Xem thêm: Tác dụng phụ sau khi tiêm HPV
Theo khuyến cáo của CDC, các đối tượng tiêm gồm:
Vắc xin HPV giúp bảo vệ khỏi các loại virus HPV có khả năng gây ra các bệnh như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư vòm họng, và mụn cóc sinh dục. Đặc biệt, tháng 5/2024, Bộ Y tế Việt Nam đã phê duyệt mở rộng độ tuổi tiêm phòng HPV đối với vắc xin Gardasil 9 từ 9 – 26 tuổi thành 9 – 45 tuổi ở cả nam và nữ.
Bên cạnh đó, theo CDC, các đối tượng sau không được khuyến cáo tiêm phòng ung thư cổ tử cung với vắc xin HPV, cụ thể:
Trước khi tìm hiểu giá tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền, chị em nên biết tác dụng và hiệu quả của loại vacxin này.
Một số chủng virus Human papillomavirus (HPV) lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến, thường tự khỏi mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, ở 5 – 10% chị em bị nhiễm trùng kéo dài, sẽ có nguy cơ cao phát triển các tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung, có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
Để mũi tiêm có hiệu quả nhất, bạn nên lưu ý rằng vacxin HPV có tác dụng tốt nhất với bé gái và phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, chưa quan hệ tình dục. Trẻ em được khuyên nên tiêm vào tuổi 11-12 để bé được bảo vệ toàn diện trước khi quan hệ tình dục sau này. Mục đích là nhằm giảm nguy cơ bị lây nhiễm virus HPV.
Những chị em đã quan hệ tình dục, từng nhiễm virus HPV hoặc từ 27 – 45 tuổi vẫn có thể tiến hành tiêm ngừa nhưng hiệu quả sẽ giảm đi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về những lợi ích và rủi ro trước khi quyết định có tiêm hay không nhé!
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền cũng sẽ tùy thuộc vào cơ sở tiêm ngừa mà bạn lựa chọn. Chẳng hạn như giá tiêm HPV ở Vinmec sẽ có thể chênh lệch một chút so với giá tiêm HPV bệnh viện Từ Dũ 2023.
Vắc xin HPV giá bao nhiêu? Bạn có thể tham khảo giá tiêm phòng HPV tại một số cơ sở uy tín sau đây:
Tùy thuộc vào mỗi nơi mà mức giá vacxin ngừa ung thư cổ tử cung có thể chênh lệch một chút. Bởi điều kiện cơ sở vật chất, các trang thiết bị hỗ trợ, nguồn nhân lực, giá vacxin nhập kho và các gói tiêm phòng tại cơ sở đều có thể ảnh hưởng đến mức giá dịch vụ.
Ngoài ra, nếu bạn có yêu cầu khám tư vấn trước tiêm, khám tổng quát hoặc các dịch vụ khác tại cơ sở tiêm phòng thì mức giá cũng có thể sẽ thay đổi.
Vậy, bạn nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu?
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào việc bạn tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu TPHCM? Sau đây là một số gợi ý:
Chị em phụ nữ đừng quá lo lắng về giá tiêm ngừa ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền. Bạn sẽ được chi trả một mức giá tiêm phòng HPV hợp lý nếu biết lựa chọn đơn vị tiêm ngừa uy tín, công khai và niêm yết bảng giá rõ ràng, được chứng nhận của Bộ Y Tế.
Ngoài ra, hãy tìm hiểu trước thông tin thông qua mạng xã hội và nhờ nhân viên tại cơ sở tiêm ngừa tư vấn chi tiết về các chi phí phải chi trả. Ưu tiên những bệnh viện lớn, đơn vị tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh việc lãng phí thời gian và tiền bạc mà việc tiêm phòng lại không đạt hiệu quả.
Tiêm phòng HPV không cần xét nghiệm trước khi tiêm. Để tiêm HPV, bạn chỉ cần trong độ tuổi tiêm vắc xin (tốt nhất là 9 – 26 tuổi), không mang thai, không mắc các bệnh cấp tính, và không dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc. Khám sàng lọc trước khi tiêm là hoạt động không bắt buộc. Nếu vẫn muốn thực hiện, bạn có thể trao đổi với cơ sở tiêm phòng để được tư vấn chi tiết.
Vắc xin HPV có khả năng ngăn ngừa hơn 90% các loại ung thư do virus HPV gây ra, bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm hộ… Vắc xin giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng này trong tương lai.
Kể từ khi vắc xin HPV được áp dụng, số lượng thanh thiếu niên và người trẻ mắc sùi mào gà đã giảm mạnh. Vắc xin hiệu quả trong việc phòng ngừa các chủng virus HPV gây ra mụn cóc sinh dục, loạn sản, tổn thương tiền ung thư, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo…
Ở những phụ nữ đã tiêm vắc xin, tỷ lệ tổn thương tiền ung thư cổ tử cung do các chủng virus HPV nguy cơ cao gây ra đã giảm 40%, từ đó giảm nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy vắc xin HPV cung cấp sự bảo vệ lâu dài, duy trì hiệu quả sau hơn 12 năm. Hiện không có bằng chứng cho thấy hiệu quả của vắc xin giảm theo thời gian, đảm bảo khả năng phòng ngừa bền vững đối với HPV.
Việc tiêm vắc xin HPV không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn góp phần giảm sự lây lan của virus HPV trong cộng đồng và ngăn ngừa các bệnh liên quan.
Liệu trình tiêm ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào tuổi tiêm vắc xin và tình trạng sức khỏe của người tiêm. Thông thường, với trẻ tiêm phòng trước 15 tuổi chỉ cần hoàn thành 2 mũi tiêm. Trong khi đó, người bắt đầu tiêm sau thời gian này cần tiêm đủ 3 mũi.
Virus HPV (Human papillomavirus – virus gây u nhú ở người) là nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà, mụn rộp sinh dục và nhiều loại ung thư ở cả nam và nữ giới. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ung thư liên quan đến HPV có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, bao gồm cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, dương vật, trực tràng và hầu họng.
Dữ liệu từ Chương trình Đăng ký Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NPCR) của CDC và Chương trình Giám sát, Dịch tễ học và Kết quả Cuối cùng của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (SEER) từ năm 2014 đến 2018 cho thấy, có khoảng 21.400 trường hợp ung thư liên quan đến HPV ở phụ nữ và 15.100 trường hợp ở nam giới.
Một dữ liệu khác được công bố tại cuộc họp thường niên năm 2021 của Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ cũng cho biết, ung thư liên quan đến HPV ở nam giới chủ yếu là ung thư hầu họng (hơn 80%), tỷ lệ mắc bệnh cao hơn gần 5 lần so với phụ nữ.
Nam giới có thể bị nhiễm HPV khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường miệng với người bị nhiễm virus. HPV lây lan ngay cả khi người bị nhiễm trùng không có dấu hiệu hoặc triệu chứng.
Hiện không có xét nghiệm tầm soát HPV ở nam giới và cũng chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu để loại trừ virus HPV. Do đó, tiêm ngừa HPV vẫn là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do virus này gây ra. Tiêm vắc xin ngừa HPV không chỉ để bảo vệ chính bản thân phái mạnh mà còn phòng tránh lây nhiễm cho bạn đời.
Hãy đọc thêm: Tiêm HPV có được quan hệ không?