Theo quy định hiện hành, người lao động đảm bảo đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu. Tính đến năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam và lao động nữ là bao nhiêu? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Theo quy định hiện hành, người lao động đảm bảo đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu. Tính đến năm 2024 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam và lao động nữ là bao nhiêu? Mời bạn hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Theo quy định tại Điều 2, Nghị định số 83/2022/NĐ-CP, một số cán bộ, công chức Nhà nước được nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn độ tuổi nghỉ hưu thông thường. Cụ thể:
Cán bộ, công chức nữ có chức vụ dưới đây:
- Phó trưởng ban, cơ quan Đảng Trung ương, Phó giám đốc Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó tổng biên tập báo Nhân dân, Phó tổng biên tập tạp chí Cộng sản.
- Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc hội, Phó chủ nhiệm văn phòng quốc hội.
- Phó chánh Tòa án nhân dân tối cao, Phó viện trưởng VKSND tối cao.
- Thứ trưởng, cấp phó của người đứng đầu cơ quan ngang bộ.
- Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó tổng Kiểm toán Nhà nước.
- Phó trưởng tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương.
- Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc TW, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.
- Giám đốc NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
- Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc UBTVQH.
- Giám đốc ĐHQGHN, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam…
- Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và thành phố HCM.
- Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban Quốc hội.
- Ủy viên ban thường vụ kiêm trưởng các ban Đảng Thành ủy thành phố Hà Nội và Thành phố HCM.
- Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy là người dân tộc thiểu số.
- Công chức là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên của VKSND tối cao.
Ngoài ra, Nghị định này không áp dụng với một số trường hợp đặc biệt khác:
- Các Bộ trưởng trở lên (hoặc chức danh tương đương).
- Cán bộ thuộc đối tượng nêu trên là Ủy viên TW Đảng.
- Trợ lý của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ…
Người lao động vẫn được tiếp tục làm việc khi đã đến tuổi nghỉ hưu
Trong năm 2022, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 06 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 08 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP đã quy định về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động được thực hiện theo bảng dưới đây:
Bảng 1. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của của người lao động
Theo quy định tại Điều 169, Bộ luật lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu của người lao động được xác định như sau:
- Người lao động đảm bảo đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định khi đủ tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng lương hưu.
- Trong điều kiện lao động bình thường, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo lộ trình đến khi đủ 62 tuổi với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với lao động nữ vào năm 2035.
- Từ năm 2021, trong điều kiện bình thường, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi 3 tháng, của nữ là 55 tuổi 4 tháng.
- Người lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm, hoặc làm ở những vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu của tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu quy định.
Theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 135/2020/NĐ-CP, lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động nêu trên được thực hiện theo bảng dưới đây:
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của lao động nam mỗi năm sẽ tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Theo đó, tính đến năm 2024, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 61 tuổi và tuổi nghỉ hưu của lao động nữ là 56 tuổi 4 tháng.
3.1 Tuổi nghỉ hưu thấp nhất của nữ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nữ chỉ được nghỉ hưu nghỉ hưu trước tuổi dưới 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Độ tuổi nghỉ hưu trước tuổi của người lao động nữ được quy định trong bảng tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp lao động nữ được nghỉ hưu trước tuổi nêu tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động gồm:
Người lao động nữ nếu bị suy giảm khả năng lao động, người lao động nữ làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, và người lao động nữ làm việc ở các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được nghỉ hưu sớm hơn so với tuổi nghỉ hưu được pháp luật quy định.
Đồng thời Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định cụ thể những trường hợp người lao động nữ được nghỉ hưu trước tuổi bao gồm:
Người lao động nữ làm các công việc nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm từ 15 năm trở lên;
Người lao động nữ làm việc những ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, kể cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0.7 trở lên trước ngày 01/01/2021 với thời gian làm việc từ 15 năm trở lên;
Người lao động nữ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
Người lao động nữ có tổng thời gian làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và thời gian làm việc ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thời gian từ đủ 15 năm trở lên.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13 và Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, nếu người lao động nữ nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ không được hưởng nguyên lương hưu.
Mức lương hưu người lao động nữ nghỉ hưu trước tuổi bị giảm tùy thuộc vào số năm người lao động nữ nghỉ hưu trước tuổi.
3.2 Tuổi nghỉ hưu cao nhất của lao động nữ
Ngược lại với trường hợp nghỉ hưu trước tuổi được đề cập trên đây, người lao động nữ có thể nghỉ hưu ở độ tuổi lớn hơn so với độ tuổi được pháp luật quy định. Tuy nhiên, nếu người lao động nữ thuộc những trường hợp đặt biệt thì không được nghỉ hưu quá 05 tuổi so với quy định.
Điều 6 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định trường hợp người lao động nữ có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường. Theo đó:
Người lao động nữ có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi nghỉ hưu được pháp luật quy định khi thỏa thuận với doanh nghiệp được tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu;
Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết bảo hiểm xã hội đối với trường hợp người lao động nữ nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Đồng thời khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động thuộc những trường hợp đặc biệt và người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có thể nghỉ hưu ở độ tuổi cao hơn độ tuổi nghỉ hưu nhưng không quá 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Đề cập tới những quy định liên quan đến tuổi nghỉ hưu của lao động nam và nữ, luật sư Nguyễn Thị Hải (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, theo Điều 169, Bộ luật Lao động 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi lao động nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và lao động nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam; đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, năm 2025, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường như sau: lao động nam 61 tuổi 3 tháng, lao động nữ 56 tuổi 8 tháng.
Luật sư Nguyễn Thị Hải cho biết thêm, người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Một số chuyên gia trong lĩnh vực lao động - tiền lương cho rằng, việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu là quyết sách có tính chiến lược về nhân lực, có tầm nhìn dài hạn. Việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu mỗi năm tăng 3 tháng đối với lao động nam cho cho đến khi đủ 62 tuổi và tăng 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi là để tránh gây sốc cho thị trường lao động; tránh tình trạng gia tăng đột ngột số người thất nghiệp, có thể gây bất ổn xã hội.
Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu
Theo luật sư Nguyễn Thị Hải, từ ngày 1/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm (luật hiện hành quy định 20 năm) trở lên thì được hưởng lương hưu nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 65 Luật Bảo hiểm xã hội như: Đủ tuổi nghỉ hưu, có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định và có từ đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ; bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao…
Mặc dù theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động được giảm thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ hưu trí nhưng tỷ lệ hưởng lương hưu cao nhất vẫn ở mức cũ là 75%.
Theo Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 về mức lương hưu hằng tháng, mức hưởng hằng tháng của người đủ điều kiện nghỉ hưu được tính như sau:
Đối với lao động nữ, tỷ lệ hưởng lương hưu của 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 45% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Đối với lao động nam, mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%. Trường hợp nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động thì mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định bị giảm 2%.
Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 6 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu; từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.
Trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, việc giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm xuống 15 năm được hưởng lương hưu không có nghĩa là về hưu lương thấp. Đây chỉ là điều kiện tối thiểu để những người tham gia thị trường lao động muộn (tuổi 35-45) có cơ hội được thụ hưởng chính sách hưu trí. Đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian dài thì không có gì thay đổi, khi đủ tuổi hưu mức hưởng sẽ cao.
Hơn nữa, lương hưu được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng hằng năm, người hưởng lương hưu được tham gia bảo hiểm y tế miễn phí nên khi về già ốm đau sẽ giảm bớt gánh nặng cho người thân và xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định 3 hình thức nhận lương hưu từ 1/7/2025 đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Thông qua tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng; trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền; thông qua người sử dụng lao động.
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, có 2 hình thức nhận lương hưu: Thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam; trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
Tuổi nghỉ hưu, tháng bắt đầu nhận lương hưu trong năm 2022 được thực hiện theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP