Hợp Tác Cùng Phát Triển Là Gì

Hợp Tác Cùng Phát Triển Là Gì

Công ty TNHH Nhựa MMA được thành lập từ năm 2019, giữa bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể CBCNV, MMA đã vượt qua tất cả những thử thách để chính thức đưa nhà máy vào hoạt động từ tháng 12/2021.

Công ty TNHH Nhựa MMA được thành lập từ năm 2019, giữa bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ của toàn thể CBCNV, MMA đã vượt qua tất cả những thử thách để chính thức đưa nhà máy vào hoạt động từ tháng 12/2021.

Khát vọng – Trách nhiệm – Niềm tin – Chia sẻ – Bền vững

Khát vọng: Không ngừng học tập, đổi mới, khát vọng cống hiến để mang lại cuộc sống tươi đẹp cho xã hội, cho cộng đồng và cho chính tập đoàn.

Trách nhiệm: Trách nhiệm với xã hội/ đất nước, với khách hàng, đối tác, trách nhiệm với đội ngũ lao động của tập đoàn.

Niềm tin: xây dựng niềm tin với đối tác, với khách hàng và với tất cả các bên liên quan; xây dựng niềm tin ở chính những giá trị tập đoàn hướng đến.

Chia sẻ: Chia sẻ thông tin, niềm tin, trách nhiệm và lợi ích với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác và tất cả các bên liên quan.

Bền vững: Nuôi giữ giá trị nhân văn, nuôi giữ niềm tin, bảo vệ môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.

Trong cuộc trao đổi, Đại sứ Nguyễn Trung Kiên đánh giá Việt Nam và Slovenia có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác cùng phát triển vì hoà bình, an ninh và ổn định của hai nước cũng như khu vực và quốc tế.

Đại sứ nhấn mạnh, lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Slovenia bắt đầu dài hơn cột mốc 30 năm ngày nay, kể từ khi Slovenia là một nước Cộng hoà trong Nam Tư. Trước đây, Việt Nam đã có mối quan hệ rất tốt đẹp với Nam Tư và Nam Tư, trong đó có Slovenia, ủng hộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam. Sau khi Slovenia độc lập năm 1991, đến năm 1994, Việt Nam và Slovenia đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay, mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Slovenia không ngừng phát triển mạnh mẽ.

Hai bên đã thực hiện các hoạt động trao đổi đoàn, trong đó có các đoàn cấp cao, duy trì cơ chế họp thường kỳ của Ủy ban liên chính phủ về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Slovenia. Vào tháng 10/2023, tại thủ đô Ljubljana, hai nước đã tiến hành khoá họp lần thứ 3 của uỷ ban này dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao và các vấn đề châu Âu Slovenia Tanja Fajon.

Trước đó, nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề châu Âu Slovenia Tanja Fajon thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22-23/5. Hai nước đã vạch ra một số phương hướng nhằm thúc đẩy quan hệ song phương trong thời gian tới, như tăng cường trao đổi đoàn các cấp trên các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân, phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc, Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), khuôn khổ hợp tác ASEAN-EU.

Về kinh tế thương mại, Đại sứ cho biết kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Slovenia tăng trưởng đều đặn và ổn định trong những năm gần đây, riêng trong năm 2023, đạt 573 triệu USD. Đây là tín hiệu lạc quan và đáng ghi nhận nếu tính tới quy mô diện tích và dân số của Slovenia. Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 161 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Slovenia đạt 127,5 triệu USD tương đương mức năm ngoái, còn nhập khẩu đạt 33,5 triệu USD giảm 0,6%. Slovenia có 3 dự án với tổng vốn đăng ký 2,27 triệu USD, đứng thứ 92/144 nước đầu tư vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Đại sứ cho biết trao đổi, hợp tác và giao lưu giữa Việt Nam và Slovenia trên nhiều lĩnh vực khác cũng rất phát triển. Slovenia đã bổ nhiệm Lãnh sự danh dự và sẽ sớm có văn phòng tại TP Hồ Chí Minh nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam. Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, trao đổi giao thương giữa hai nước không ngừng được tăng cường, thể hiện sự hợp tác mang tính bổ trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu của hai nước và mở ra nhiều triển vọng trong tương lai.

Theo Đại sứ, Slovenia có thế mạnh về đổi mới sáng tạo với hàm lượng trí tuệ cao thể hiện trong các lĩnh vực dịch vụ và công nghệ, chiếm trên 60% tổng thể nền kinh tế. Bên cạnh đó, công nghiệp chiếm tỷ trọng 30% trong nền kinh tế Slovenia cũng có hàm lượng công nghệ rất cao. Với vị trí địa lý thuận lợi, Slovenia là cửa ngõ quan trọng để vào châu Âu nói chung, khu vực Trung Âu và Đông Nam Âu nói riêng. Slovenia có cảng Koper, cảng nước sâu lớn nhất khu vực Trung Âu bên bờ Địa Trung Hải. Đại sứ đánh giá, đây là cửa ngõ quan trọng và hữu ích để Việt Nam có thể đưa hàng hoá tới châu Âu. Quốc gia Trung Âu cũng phát triển mạnh về thể dục thể thao, là chủ nhà tổ chức nhiều sự kiện thể thao tầm cỡ quốc tế như đua thuyền, các môn điền kinh và có nhiều tiềm năng hợp tác với Việt Nam.

Trong khi đó, Việt Nam có quy mô dân số lớn, có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á tăng trưởng năng động. Việt Nam hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng đối với thế mạnh đổi mới sáng tạo của Slovenia.

Đại sứ Nguyễn Trung Kiên cho biết, Slovenia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam trong hợp tác quốc tế nhằm nâng cao vị thế của đất nước. Trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), Slovenia đã đẩy mạnh việc thượng tôn luật pháp quốc tế, nâng cao chuẩn mực và thể chế của châu Âu. Hiện nay, với vai trò là Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Slovenia rất quan tâm và đấu tranh bảo vệ quyền lợi của các nước vừa và nhỏ, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt các nước đang phát triển. Slovenia đã chủ trì nhiều hội nghị của Liên hợp quốc nhằm đề cao luật pháp quốc tế.

Đại sứ Nguyễn Trung Kiên đánh giá, với nhiều điểm tương đồng và tiềm năng của hai nước, Slovenia và Việt Nam có thể chia sẻ, hỗ trợ và tăng cường hợp tác hơn nữa để cùng phát triển vì hoà bình, an ninh và ổn định của hai nước cũng như trong khu vực và quốc tế.