Phương Pháp Stem Cho Trẻ Mầm Non

Phương Pháp Stem Cho Trẻ Mầm Non

Phương pháp giáo dục STEM là chương trình giảng dạy thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội, đặc biệt trong thời kỳ 4.0. Theo một thống kê của Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên Hoa Kỳ, 10 công việc được trả lương cao nhất đều thuộc về các lĩnh vực STEM. Vậy phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non là gì và được áp dụng như thế nào tại Việt Nam? Bài viết dưới đây của iSchool sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về mô hình giáo dục này.

Phương pháp giáo dục STEM là chương trình giảng dạy thu hút nhiều sự quan tâm của xã hội, đặc biệt trong thời kỳ 4.0. Theo một thống kê của Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên Hoa Kỳ, 10 công việc được trả lương cao nhất đều thuộc về các lĩnh vực STEM. Vậy phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non là gì và được áp dụng như thế nào tại Việt Nam? Bài viết dưới đây của iSchool sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về mô hình giáo dục này.

Vì sao nên áp dụng giáo dục STEM mầm non?

STEM là thuật ngữ viết tắt của các từ Science (Khoa học) – Technology (Công nghệ) – Engineering (Kỹ thuật) – Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM mang đến sự đột phá trong lĩnh vực giáo dục, giải quyết các hạn chế về vấn đề học tập thụ động của học sinh của phương pháp giáo dục truyền thống. Ứng dụng STEM trong giáo dục tạo điều kiện cho học sinh hình thành các kỹ năng có thể vận dụng và phát triển trong thời đại công nghệ hiện đại.

Phương pháp giáo dục STEM mầm non đã khắc phục được nhiều hạn chế trong giảng dạy của phương pháp giáo dục truyền thống, giúp trẻ vận dụng lý thuyết vào thực hành. Phương pháp này sở hữu nhiều lợi ích vượt trội đối với người học:

Hoạt động 4: Dùng cọ rửa ống hút để học đếm số (Toán học)

Thông thường, lúc trẻ mới học đếm với số nhỏ sẽ khá dễ dàng, nhưng khi số đếm lớn hơn lại là một trở ngại. Việc tham gia hoạt động dùng cọ rửa ống hút để học đếm số sẽ giúp trẻ giải quyết vấn đề trên. Ở hoạt động này, phụ huynh cần chuẩn bị những mẩu giấy nhỏ ghi những con số và gián lên những cọ rửa ống hút. Sau đó, hãy yêu cầu trẻ sắp xếp các ống hút tương ứng với những con số theo thứ tự từ lớn đến nhỏ và ngược lại.

Dùng cọ rửa ống hút để học đếm số (Nguồn: Ctfassets)

Cách áp dụng phương pháp giáo dục STEM mầm non

Dưới đây là chia sẻ từ The Dewey Schools về cách áp dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non. Mời phụ huynh cùng tìm hiểu, áp dụng để khơi dậy niềm đam mê và giúp trẻ thông minh, phát triển toàn diện.

Xây nhà kẹo dẻo là hoạt động kỹ thuật áp dụng phương pháp giáo dục STEM mầm non giúp trẻ hiểu về hình học và cấu trúc hình học đa chiều. Từ đó các bé hình thành tư duy về thiết kế, kiến trúc và mỹ thuật. Trong quá trình thực hiện, cha mẹ hãy tạo điều kiện cho con sáng tạo bằng cách đưa ra các yêu cầu khác nhau về thiết kế các mẫu nhà.

Để thực hiện hoạt động STEM xây nhà kẹo dẻo phụ huynh cần chuẩn bị:

Kỹ thuật giáo dục STEM mầm non – Xây nhà kẹo dẻo

Giúp trẻ nâng cao khả năng học tập và trải nghiệm

Trong phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên là người truyền đạt kiến thức 1 chiều thông qua thuyết trình giảng giải, trẻ em sẽ thụ động tiếp nhận kiến thức dưới hình thức nghe, ghi nhớ và thực hiện theo. Việc ghi chép, ghi nhớ máy móc đã làm hạn chế năng lực phản biện, tư duy, khả năng tìm tòi, sáng tạo tự nhiên của trẻ.

Trong khi đó, giáo dục theo phương pháp giáo dục STEM mầm non xóa đi hạn chế về sự tiếp cận cấu trúc 1 cách máy móc. Đây chính là cách dạy và học hiệu quả cho trẻ mầm non, các bé được tạo điều kiện phát huy được tiềm năng của mình. Phương pháp này giúp trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động trải nghiệm để nâng cao khả năng học tập và có nhiều cơ hội phát triển:

Phương pháp giáo dục STEM mầm non giúp trẻ nâng cao khả năng học tập và trải nghiệm

Khuyến khích áp dụng kiến thức vào thực tiễn

Trong giáo dục STEM, học sinh được truyền đạt kiến thức thông qua các bài học từ thực tế. Phương pháp khuyến khích trẻ áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề xảy ra trong đời sống. Từ đó, các em có thể hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa kiến thức trong sách vở và thực tế.

Giáo dục STEM cho phép học sinh làm quen với các công nghệ mới và sử dụng công nghệ một cách hiệu quả. Điều này giúp các em rèn luyện kỹ năng tin học, lập trình và sử dụng các công nghệ thành thạo. Đây là nền tảng để trẻ nâng cao khả năng thích ứng với sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0.

Thông qua giáo dục STEM, học sinh được rèn luyện để thích nghi với thay đổi và thử thách mới, khuyến khích tư duy linh hoạt và sáng tạo cũng như tìm ra giải pháp phù hợp cho từng tình huống. Điều này giúp các em học hỏi liên tục và cập nhật kiến thức mới, phát triển khả năng thích ứng nhanh chóng.

Các hoạt động STEM thường rất thú vị và hấp dẫn, giúp học sinh học tập và tiếp thu kiến thức hiệu quả. Môi trường học tập vui vẻ và thoải mái kích thích sự sáng tạo và ham học hỏi. Việc tham gia vào các hoạt động thực hành, thí nghiệm và khám phá khoa học giúp trẻ hứng thú học tập và ghi nhớ kiến thức lâu dài hơn.

Phương pháp giáo dục STEM cho phép học sinh tham gia vào các hoạt động học tập có tính cạnh tranh vừa sức, giúp họ nỗ lực học tập và phát triển bản thân. Môi trường này khuyến khích tinh thần hợp tác và học hỏi lẫn nhau, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần thi đua. Học sinh sẽ phát triển sự tự tin, bản lĩnh, khả năng chịu áp lực, cũng như kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Phương pháp giáo dục STEM dạy cho các em khả năng giải quyết vấn đề bằng tư duy phản biện. Theo đó, học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn cách phân tích các vấn đề và lên kế hoặc để giải quyết chúng kịp thời, nhanh chóng.

Khi áp dụng giáo dục STEM, các bé được khuyến khích đặt ra mục tiêu và cố gắng hết mình để đạt được chúng mà không sợ thất bại. Phương pháp này khuyến khích các em học từ những sai lầm, không ngừng hoàn thiện bản thân giúp trẻ phát triển ý chí và sự kiên trì mạnh mẽ. Từ đó, các em có thể rèn luyện được sức bền bỉ và sự tự tin – hành trang vững chắc cho trẻ vào đời.

Phương pháp giáo dục STEM là gì?

Giáo dục STEM là phương pháp tích hợp các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học nhằm áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Bài học trở nên sinh động và gần gũi hơn nhờ việc gắn kết với các câu chuyện hoặc vấn đề thực tế. Từ đó học sinh có thể làm việc theo nhóm hoặc cá nhân để tạo ra các sản phẩm thực tế thông qua các dự án học tập.

Phương pháp này bao gồm các bước: Gắn kết, Khám phá, Diễn giải, Củng cố và Đánh giá, giúp học sinh khám phá và tiếp thu kiến thức mới dựa trên những kiến thức đã biết qua thực hành và trải nghiệm. Cuối cùng, phương pháp khuyến khích các em tự tin chia sẻ ý tưởng để nhận được góp ý và cải thiện.

Với giáo dục STEM, học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua các tình huống thực tế, tích hợp và bổ trợ kiến thức, kỹ năng từ nhiều môn học khác nhau. Bằng việc đề cao phong cách học tập sáng tạo, các em đóng vai trò như những “nhà phát minh”, từ đó khuyến khích hiểu sâu, mở rộng và ứng dụng kiến thức một cách linh hoạt vào học tập và đời sống.

Thực trạng giáo dục STEM tại Việt Nam hiện nay

Giáo dục STEM đang ngày càng được chú trọng tại Việt Nam được chính phủ và nhiều tổ chức giáo dục quan tâm. Sự hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đã giúp nâng cao số lượng trường học áp dụng các mô hình giáo dục tiên tiến, cải thiện chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, phương pháp giáo dục STEM tại Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức như chương trình giáo dục chưa thống nhất, phương pháp giảng dạy truyền thống, thiếu hụt giáo viên chuyên môn cao, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, và cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nguồn kinh phí chủ yếu từ ngân sách nhà nước vẫn còn hạn chế, cần có thêm sự đóng góp từ các nguồn lực khác để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Có thể bạn quan tâm: Phương pháp giáo dục Reggio Emilia giúp trẻ triển toàn diện