Thư viện là gì? Thư viện trường học thuộc loại hình thư viện nào theo pháp luật Việt Nam? Cùng VIELIB tìm hiểu các mô hình thư viện và các loại hình thư viện hiện hành trong bài viết dưới đây.
Thư viện là gì? Thư viện trường học thuộc loại hình thư viện nào theo pháp luật Việt Nam? Cùng VIELIB tìm hiểu các mô hình thư viện và các loại hình thư viện hiện hành trong bài viết dưới đây.
Để phân chia được chính xác các loại hình thư viện, thường căn cứ vào những đặc điểm giống nhau, khác nhau của thư viện để chia thành từng nhóm, đó có thể là chức năng, nhiệm vụ, tài liệu, sách báo mà thư viện cung cấp. Ngoài ra, còn dựa vào phương thức phục vụ, ví trí lãnh thổ, cách thức quản lý để phân rõ loại hình thư viện.
Mạng lưới thư viện là một hệ thống các thư viện gắn kết, hợp tác với nhau để chia sẻ tài liệu, tài nguyên. Mục tiêu của mạng lưới thư viện là mở rộng phạm vi và tiếp cận của độc giả đến các tài liệu và dịch vụ thư viện mà không bị giới hạn bởi địa lý hay cơ sở vật chất.
Thư viện theo pháp luật Việt Nam (Khoản 1, Điều 9 Luật Thư viện) được chia làm 8 loại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương được gây dựng ngày 29/11/1917. “Thư viện Quốc gia Việt Nam là thư viện trung tâm của cả nước” với nhiệm vụ, quyền hạn được quy định rõ tại Điều 4, Điều 10 Luật thư viện.
2. Thư viện công cộng: Theo Điều 11 Luật thư viện “Thư viện công cộng là thư viện có tài nguyên thông tin tổng hợp phục vụ Nhân dân”. Thư viện công cộng thường được đặt tên theo cấu trúc: Thư viện + cấp hành chính + tên địa phương.
3. Thư viện chuyên ngành: Khoản 1, Điều 12 Luật thư viện có chỉ rõ “Thư viện chuyên ngành là thư viện trong đó các tài nguyên thông tin được phân bổ chuyên sâu về một ngành hoặc nhiều ngành, lĩnh vực để phục vụ cho các cán bộ, công viên chức, người lao động của cơ quan chủ quản. Mục đích của thư viện chuyên ngành là để phục vụ các hoạt động nguyên cứu, tích lũy các kiến thức cũng như kinh nghiệm mang tính ứng dụng cao vào đời sống
4. Thư viện lực lượng vũ trang nhân dân: Là thư viện của các đơn vị Quân đội, công an nhân dân với các tài nguyên chuyên ngành quốc phòng, an ninh để phục vụ cho các chiến sĩ, Nhân dân địa phương.
5. Thư viện cơ sở giáo dục đại học hay Thư viện đại học: Là thư viện đặc trưng tại Việt Nam, phần lớn các trường đại học đều sở hữu một thư viện riêng để phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập của giáo viên, sinh viên. Hiện nay, các thư viện đại học đang rất tích cực trong việc xây dựng kho
để giúp bạn đọc, giảng viên tiếp cận tài nguyên nhanh chóng, tiện lợi.
6. Thư viện cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục khác: tài nguyên trong loại hình thư viện này là các tài nguyên phục vụ người dạy và học trong các cơ sở giáo dục. Số lượng tài liệu trong thư viện cũng ít hơn và không đa dạng như thư viện đại học.
7. Thư viện cộng đồng và thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng: Là thư viện có thêm sự gia nhập của thư viện khác, các tài liệu, thông tin được tổng hợp do cộng đồng dân cư thành lập tại các trung tâm cộng đồng như văn hóa, thể thao, bưu điện xã, thị trấn…. Thư viện tư nhân có chức năng phục vụ cộng đồng là thư viện do tổ chức, cá nhân có chuyên ngành của Việt Nam thành lập và đảm bảo kinh phí để hoạt động.
8. Thư viện của tổ chức, cá nhân nước ngoài có phục vụ người Việt Nam: Đây là loại hình thư viện mang tính đặc thù riêng và không phổ biến trong nước ta bởi lo sợ sự ảnh hưởng của việc truyền bá tư tưởng, du nhập văn hóa, truyền bá thông tin gây mất trật tự, ảnh hưởng đến chính trị xã hội trong nước.
Thư viện được tổ chức theo các mô hình sau đây:
a) Thư viện công lập: Đây là các thư viện được đầu tư và bảo đảm hoạt động bởi Nhà nước được tổ chức theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc được điều chỉnh theo mô hình phù hợp với cơ quan chủ quản.
b) Thư viện ngoài công lập: Đây là các thư viện do tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc cộng đồng dân cư đầu tư và bảo đảm hoạt động. Các thư viện này thường được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp hoặc mô hình khác.
Đang làm quản lý marketing cho một công ty tại TP.HCM, Trương Thị Hà Phương (28 tuổi) đột ngột quyết định sang Nepal học chương trình tiến sĩ kéo dài 9 năm trong tu viện Kanying Shedrub Ling, Kathmandu.
Hà Phương cho biết sau khi học sẽ trở về Việt Nam làm phiên dịch liên quan đến Phật pháp.
Vào tháng 10.2012, cô gái Trương Thị Hà Phương (quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu, lúc đó 24 tuổi) lần đầu tiên đi du lịch Nepal. Khi đang tham quan những di tích ở thủ đô Kathmandun, Phương bỗng gặp một chàng trai người Thụy Điển.
Chàng trai này hỏi: “Cô có biết bậc đạo sư Chokling Rinpoche ở đâu không?”. Phương lắc đầu, nhưng chợt nói: “Tôi cũng muốn đi gặp thầy cho biết”. Thế rồi đôi bạn mới quen cùng nhau đến tu viện Kanying Shedrub Ling, nơi có Rinpoche (được xem là bậc đạo sư tái sinh) cần tìm.
“Mọi người nói thầy hay ở bên trong tu viện. Nhưng không hiểu sao lần này thầy ra ngoài cửa như là chờ đợi chúng tôi. Sau khi nói chuyện, thầy hỏi tôi có muốn ở lại học không thì tôi gật đầu: Con muốn!” – Hà Phương trải lòng.
Sau chuyến đi định mệnh đó, Hà Phương về Việt Nam chuẩn bị hành trang cho quãng đường đời mới. Quyết định nghỉ việc của cô khiến nhiều người sửng sốt. Bởi lúc ấy, Phương đang làm quản lý marketing trong một công ty thương mại – dịch vụ tại TP.HCM, với thu nhập cao và có điều kiện thăng tiến. Những người thân quen và gia đình ra sức ngăn cản Phương.
Nhưng mặc bao lời bàn tán, Hà Phương vẫn quyết định nhập học tại Học viện Phật học quốc tế Rangjung Yeshe (Kathmandu, Nepal) vào ngày 27.8.2013. Ngay từ đầu, Phương đã đặt mục tiêu sẽ theo đuổi chương trình tiến sĩ Phật học Kim Cang Thừa (Mật tông) kéo dài 9 năm. Trong đó, cô sẽ trải qua các giai đoạn: cử nhân Phật học (4 năm), thạc sĩ (3 năm) và tiến sĩ (2 năm).
Học viện Rangjung Yeshe nằm trong khuôn viên tu viện Ka - Nying Shedrub Ling, nằm trong bảo tháp Boudhanath (di tích Phật giáo được UNESCO công nhận).
Được biết, Hà Phương là người Việt Nam đầu tiên và là trẻ nhất học ở đây. Để tiếp cận lịch sử Phật giáo và sau đó chuyên sâu về Kim Cang Thừa, Phương phải học cùng lúc nhiều thứ tiếng: tiếng Tây Tạng, tiếng Nepal và tiếng Phạn cổ. Bên cạnh đó, tiếng Anh là ngôn ngữ trung gian giữa giáo viên và những học viên như Hà Phương.
Hà Phương nhìn nhận, khi mới sang Nepal, cô gần như là một trang giấy trắng. Tiếng Anh của Phương lúc đó cũng chưa thuần thục. Đặc biệt, Phương vốn chỉ quen nói chuyện về marketing, về kinh doanh và chuyện làm ăn, còn các từ ngữ chuyên ngành về Phật giáo thì đối với cô rất xa lạ.
Điều đó khiến Phương học vất vả hơn nhiều so những người khác. Cô dẫn chứng: Các bạn viết bài luận bằng một ngày là xong, trong khi Phương phải mất hết một tuần. Nhờ chăm chỉ nỗ lực, đến nay Phương đã bắt kịp mọi người.
Hà Phương cúng dường hoa tại bảo tháp Boudhanath
Ba năm qua sống ở Nepal, Hà Phương chưa thôi ngỡ ngàng: “Đất nước này có rất nhiều điều bí ẩn, có lẽ do nó nằm bên dãy Himalaya. Trên những ngọn núi cao, có những tộc người với nền văn hóa lâu đời và huyền bí. Họ vẫn sống qua bao mùa đông rất khắc nghiệt, với nhiệt độ có khi âm đến 22-23 độ C”.
Hà Phương cho biết cô đã thám hiểm đến trạm dừng cơ bản của “nóc nhà thế giới” Everest (Everest Base Camp). Đặc biệt, cô tham gia những chuyến hành hương lên những ngọn núi cao của dãy Himalaya, thăm các hang sâu mà những nhà sư từng nhập thất (ẩn tu) lâu năm trong đó. Hà Phương kể rằng hằng năm, cô đều lên núi Lapchi vì trên đó có một vị tổ Milarepa của Kim Cang Thừa chứng đắc để lại dấu chân nơi thâm sơn cùng cốc. Cô cũng đã lên thăm làng Mustang, nơi có những bộ tộc luôn duy trì những nét văn hóa cổ xưa…
Hà Phương dưới chân EBC - Trạm dừng cơ bản của Everest...
“Chúng tôi hoàn toàn đi bộ. Đó là những vùng còn rất hoang sơ, ít người khám phá. Vì không muốn có nhiều vị khách đến săm soi về bộ tộc mình nên người dân ở đó không làm đường. Qua những chuyến đi, tôi được mở mang kiến thức, hiểu biết thêm văn hóa, tôn giáo và con người Nepal”, Hà Phương kể.
Từ những chuyến đi thực tế, cô gái này kinh ngạc tự hỏi: Tại sao ngày xưa người ta có thể vác đá leo lên ngọn núi cao 5.000 m - 6.000 m để xây tu viện rất lớn trên đó? Làm thế nào mà họ vẫn tồn tại được trong những cái hang lạnh giá trên vách đá cheo leo, không hề có nước và thực phẩm?
Rồi cô đi tìm câu trả lời: “Tôi có hỏi một số tộc người là làm sao người làng và các thầy tu trên đó sống được trong những hang rất sâu, lạnh? Rồi ăn uống thế nào? Họ giải thích: Các thầy ngồi thiền rất lâu và tự làm nóng cơ thể của mình mà không cần dùng nhiều áo lông như mình bây giờ. Các thầy có thể ăn lá cây gai dại mọc ở sâu trong vách núi để sống qua ngày. Người làng còn cho biết họ có trồng lúa mạch, sau đó họ giữ nguyên cây lúa đó để làm chất đốt và làm lương thực trong mùa đông…”.
Làm hướng dẫn viên du lịch để kiếm tiền đóng học phí
Vào những ngày nghỉ, Hà Phương làm hướng dẫn viên du lịch cho người Việt Nam và một số khách nước ngoài để kiếm tiền đóng học phí (5.000 USD/năm) cùng các khoản ăn ở, sinh hoạt khác. “Mình còn là người tu tại gia, vẫn còn có những nhu cầu nên phải luôn phấn đấu để vượt qua những tham sân si. Đừng nghĩ mọi thứ vô thường rồi buông xuôi, mà nghĩ về vô thường để càng nỗ lực và phấn đấu hơn trong tu tập đó mới là những lời Phật dạy”, Hà Phương bộc bạch.
Hà Phương tâm sự, ở nơi xứ người, cô vẫn luôn thương cha nhớ mẹ vì cảm thấy mình chưa tròn chữ hiếu.
Chúng tôi thắc mắc: “Hà Phương trong quá khứ và ở hiện tại có thay đổi gì đáng kể?”. Cô gái thẳng thắn so sánh: “Trước đây, tôi rất nóng tính và hời hợt, thích cuộc sống vật chất. Còn bây giờ, tôi sống bình dị và thanh thản, dù tôi vẫn tranh thủ các ngày nghỉ làm hướng dẫn viên du lịch để kiếm tiền đóng học phí cùng các khoản khác”.
Đề cập đến ước mơ của mình, Hà Phương bày tỏ: “Khi đến Việt Nam thuyết pháp, đa phần ngôn ngữ của các nhà sư thường bị chuyển hóa từ tiếng Anh ra tiếng Việt, nên nhiều khi không còn giữ được ý nghĩa gốc nữa. Chính vì vậy, tôi muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh về Kim Cang Thừa, để hiểu đúng về tông phái này đồng thời tham gia dịch trực tiếp từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Việt”.
Hà Phương từ nước ngoài đến nên gặp nhiều thử thách, khó khăn nơi xứ người. Hà Phương phải làm thêm vất vả để duy trì việc học. Tuy nhiên, cô ấy là người Việt Nam có ý chí mạnh mẽ, nên tôi tin rằng cô sẽ vượt qua mọi gian khó.
Lạt-ma Lungrig Wangchuk, tu viện Kanying Shedrub Ling
Học viện Phật học quốc tế Rangjung Yeshe hiện có khoảng 120 học viên đang theo học. Họ đến từ các nước: Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Phần Lan, Nga, Canada, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Việt Nam… Hiện tại có ba 3 học viên là người Việt Nam theo học, trong đó có Trương Thị Hà Phương.
Giáo hội Công giáo đã trải qua hơn 2000 năm hình thành và phát triển, được chia thành bốn giai đoạn: Cổ đại, Trung đại, Cận đại và Hiện đại. Có những giai đoạn, tưởng chừng Giáo hội sẽ sụp đổ hoàn toàn khi rơi vào những cơn khủng hoảng, suy thoái trầm trọng. Nhưng trong thánh ý và chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đến nay Giáo hội vẫn tồn tại và mở ra với thế giới như một khí cụ của lòng xót thương để chữa lành, để bảo vệ cho công lý, hòa bình, hiệp nhất và yêu thương. Nhìn lại lịch sử Giáo hội cũng là nhìn lại lịch sử cứu độ, lịch sử tình thương mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại, từ đó thêm lòng tin tưởng, cảm thông và mộ mến Giáo hội hơn, vì lịch sử không chỉ là quá khứ nhưng còn là bài học cho hiện tại và hướng mở đến tương lai. Bài làm xin trình bày cách tổng quát dòng Lịch sử Giáo hội qua các giai đoạn được phân chia.
1. Giai đoạn Cổ đại (năm 33 – 395 AC)
Mốc điểm năm 33 được chọn, với biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống không phải là thời điểm Giáo hội được khai sinh, nhưng đúng hơn là thời gian Giáo hội chính thức có lịch sử tính, qua những sử liệu được ghi chép lại. Và mốc điểm năm 395 AC khép lại, nhằm đánh dấu sự kiện hoàng đế Theodosius I qua đời đã chia đất nước cho hai người con, phía Đông cho Arcadius và phía Tây cho Honorius. Và lần chia này đất nước vĩnh viễn bị chia cắt, không bao giờ tái nhập lại nữa.
Đặc điểm giai đoạn này là Giáo hội còn rất non trẻ, chưa có cơ cấu, tổ chức vững chắc, chưa có cơ sở đền đài, nơi thờ tự, chỉ có một cộng đoàn nhỏ bé ở Giêrusalem. Thêm vào đó, Giáo hội phải đối diện với nhiều khó khăn nội tại lẫn ngoại tại. Vì là một tôn giáo bất hợp pháp, nên bên ngoài, Giáo hội phải chịu những cuộc bách hại đẫm máu do các thế lực lãnh đạo Do Thái, các vua chúa khoảng 250 năm, từ thời vua Nero năm 64, cho đến thời hoàng đế Constantine chính thức tha bách đạo năm 311. Họ bách hại không chỉ bằng bạo lực mà còn tấn công vào đời sống Giáo hội, giáo thuyết, nền tảng, niềm tin và thực hành Kitô Giáo, gây tổn thất rất lớn cho Giáo hội còn hơn đầu rơi máu đổ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh càng bị bách hại thì Giáo hội càng phát triển, như lời thánh Tertuliano: Máu các thánh tử đạo là hạt giống nảy sinh đức tin. Ngày 30/4 năm 313, với sắc chỉ Milan được ban dưới thời hoàng đế Constantine, Kitô Giáo được công nhận là một tôn giáo chính thức và hợp pháp. Từ đây, Giáo hội được bảo vệ bởi luật pháp, công nhận tự do, được trả lại tài sản và được tặng nhiều tài sản khác. Trong đó, có cung điện Latran (Laterano) - nhà thờ cung hiến đầu tiên được công nhận là nhà thờ Mẹ và là nhà thờ chánh tòa của Rôma. Năm 379, hoàng đế Theodosius I lên ngôi. Năm 380, ông chọn Kitô Giáo làm Quốc Giáo của đế quốc La Mã.
Về khó khăn nội tại, vì khuynh hướng chung thời này là muốn thích nghi Kitô Giáo với đạo Do Thái, nên đã nảy sinh những lạc giáo, lạc thuyết phủ nhận thiên tính của Đức Giêsu (lạc thuyết Arius/Dưỡng tử thuyết); hoặc phủ nhận nhân tính của Đức Giêsu (lạc thuyết Eutykes/Ảo thân thuyết)... Để chống lại những lạc thuyết này, Giáo hội đã không ngừng nỗ lực bảo vệ chân lý nền tảng về Thiên Chúa qua bốn công đồng đầu tiên: Nicea 325 và Constantinople 381 với tín biểu Kinh Tin Kính, thuật ngữ “homoousios/đồng bản thể” ra đời; công đồng Êphêsô 431 bảo vệ phẩm tước “theotokos/Đức Maria Mẹ Thiên Chúa”; công đồng Calcedonia 451 bảo vệ mầu nhiệm ngôi hiệp. Cả bốn công đồng đều nhằm bảo vệ Đức Giêsu là con người thật và là Thiên Chúa thật.
2. Giai đoạn Trung Đại (đầu thế kỷ V - cuối thế kỷ XV)
Cuối giai đoạn Cổ đại, đã manh nha sự chịu ơn giữa thế quyền và thần quyền. Để rồi, suốt thời gian dài Trung cổ từ đầu thế kỷ V đến cuối thế kỷ XV nổi bật lên đặc điểm là sự liên kết rất chặt chẽ, đôi khi là một với nhau giữa thế quyền và thần quyền. Từ đó đưa đến hai hệ quả: mặt tích cực, Giáo hội phát triển rực rỡ về hình thức bên ngoài, đời sống, tài sản, cơ cấu, tổ chức, nơi thờ tự, quyền bính và tầm ảnh hưởng…; hệ quả tiêu cực: đời sống nội tại ngày càng suy thoái, lũng đoạn, đi sai lệch con đường thanh bần ban đầu của Đức Kitô. Đây được xem là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất của lịch sử Giáo hội. Giai đoạn này được chia thành hai thời kỳ nhỏ. Thời kỳ thứ nhất, từ thế kỷ V – XI (1059), thế quyền thắng thế trên thần quyền. Thời kỳ thứ hai, từ năm 1059 đến thế kỷ XV, thần quyền thắng thế.
Thời kỳ thứ nhất, khi thế quyền thắng thế, hoàng đế can thiệp sâu vào nội bộ của Giáo hội trong việc bầu chọn giáo hoàng, chỉ định và tấn phong giám mục. Các Giám mục thời này trở thành công cụ chính trị để phục vụ cho đế quốc, họ chỉ chú tâm đến lợi ích và vương quốc trần thế. Từ đó dẫn đến nạn mại thánh, mua quan tiến chức, có rất ít vị mục tử tốt lành, thánh thiện trong Giáo hội để chăm lo cho đoàn chiên Chúa. Tính đến hôm nay, Giáo hội có 266 triều đại giáo hoàng, nhưng chỉ có 264 vị, có vị làm giáo hoàng đến ba triều đại vì lên ngôi lúc mới 12 tuổi. Thế quyền thắng thế, đến nỗi tám công đồng đầu tiên: Nicaea I (325) – Constantinople IV (870) đều do các hoàng đế triệu tập.
Tuy vậy, Chúa Thánh Thần vẫn hằng hiện diện và làm việc trong Hội Thánh, đang khi hàng giáo sĩ khủng hoảng, suy thoái, thì vẫn còn những vị mục tử tốt lành dám đứng lên canh tân, cải cách Giáo hội. Nổi bật là cuộc cải cách của Đức Nicolas II (1059), ngài chủ trương Giáo hội phải có những vị mục tử đúng nghĩa, ngài giải lời tuyên thệ và đưa hàng lãnh đạo Giáo hội trở về vai trò mục tử. Năm 1059, ngài ban hành sắc lệnh: việc bầu chọn giáo hoàng được trao quyền cho các hồng y và cấm nhận chức thánh từ người đời. Và Đức Gregorio VII (1078), ngài tuyên bố: “Ta có quyền trực tiếp trong lĩnh vực thiêng liêng và có quyền gián tiếp trong lĩnh vực trần thế, mọi Kitô hữu phải vâng phục giáo hoàng.” Nhưng dần dần cuộc cải cách này đi chệch hướng và dẫn đến đảo ngược tình thế, thần quyền thắng thế. Để rồi đến thời Đức Inocente III với chủ thuyết “hai thanh gươm” đã nói lên ý nghĩa quyền bính “đạo-đời” giờ tay hoàn toàn nằm trong tay giáo hoàng. Thời này, cũng được gọi là thời Kitô Giới, khi Giáo hội Kitô chi phối cả thế giới chính trị, văn hóa và xã hội. Chính vì vậy, thời Trung đại đã xảy ra rất nhiều biến cố: các cuộc Thập Tự Chinh; những sai lầm Giáo hội phạm phải khi dùng quyền áp đặt trên lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật, tòa án dị giáo, giàn hỏa thiêu… Các cuộc chiến tranh chấp quyền bính giữa thế quyền và thần quyền; ngay cả trong Giáo hội, phe Pháp, phe Ý đối đầu để rồi dẫn đến thời lưu đày Avignon (1309-1377), và cuộc đại ly giáo Tây Phương năm 1054. Như vậy, cuối thời Trung Cổ tình trạng Giáo Hội rất bất ổn, khủng hoảng và suy thoái trầm trọng.
3. Thời Cận Đại (đầu thế kỷ XVI - công đồng Vaticanô II)
Thời Cận đại, đặc điểm nổi bật là “cải cách” với mốc thời gian từ đầu thế kỷ XVI đến công đồng Vaticanô II. Thực ra, thời Trung đại đã có những cuộc cải cách của những gương mặt thánh thiện, đạo đức: thánh Nicola II, Gregorio VII, thánh Catarina Siena, thánh Gioan Thánh Giá,… và hai tiếng nói của hai dòng thánh Phanxico Assisi (1209), thánh Đa Minh (1215). Tuy nhiên, đó chỉ là những cuộc cải cách nhỏ lẻ, chưa thể vực dậy đời sống Giáo hội. Cho đến thời Cận đại, công cuộc cải cách mới được bùng phát cách mạnh mẽ, nhưng cũng từ đó đã dẫn đến những cuộc đổ vỡ đau buồn trong Giáo Hội. Điển hình, cuộc cải cách của Luther (1517), và cuộc ly khai Anh Giáo (1534). Trước những biến cố này, công đồng Trentô (1545-1563), công đồng cải cách và phản cải cách được xem như đỉnh cao phong trào cải cách của Giáo hội. Tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng rất ì ạch, trì trệ và bị gián đoạn trong thời gian 18 năm, qua năm triều đại giáo hoàng vì gặp phải những khó khăn trong chính nội bộ Giáo hội; mặt khác phải chống lại Tin Lành, cùng tinh thần chủ nghĩa quốc gia dân tộc và chủ nghĩa quốc giáo đang bành trướng rất mạnh mẽ trong thời này.
Tuy cải cách, nhưng Giáo hội vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi những tư tưởng thời Trung đại, từ đó phát sinh các phong trào: phong trào phục hưng - giải thoát con người về phương diện nhân bản, thân xác; và phong trào khai sáng giải thoát con người về phương diện lý trí. Các phong trào này từng bước phủ nhận chân lý mầu nhiệm tôn giáo, cho rằng tôn giáo đè nén và là “thuốc phiện” ru ngủ, làm cho con người không thể phát triển về phương diện lý trí, nhân bản. Những chủ thuyết: duy lý, duy thực, duy khoa học, duy tâm… nhằm loại trừ tôn giáo dần dần được đẩy mạnh đã dẫn đến sự ra đời chủ thuyết vô thần. Để rồi, với Công đồng Vaticanô I (1869-1870) quyền bính giáo hoàng và tải sản Giáo hội dần bị thu hẹp. Công đồng chỉ bảo vệ điều duy nhất còn lại là quyền tối thượng của giáo hoàng và bảo vệ chân lý đức tin với tín điều Pastor Aeternus về quyền tôn giáo. Dường như Thiên Chúa dùng uy thế kẻ dữ để giúp Giáo hội nhận ra và trở về. Vaticanô I vừa diễn ra được một năm thì quân đội ý đánh chiếm tòa thánh Rôma. Công đồng bị sụp đổ, nước Tòa thánh bị xóa sổ. Cho đến ngày 11/3/1929, với hiệp ước Latran giữa chính phú Ý với Vatican, nước tòa thánh mới được tái thiết lập cho đến nay, với diện tích khiêm tốn mang hình thức biểu trưng 44 ha.
Thời này, Giáo hội từng bước độc lập thoát ra khỏi quyền bính chính trị, tách biệt thần quyền thế quyền, mà công đồng Vaticanô II (1962-1965) là công đồng đánh dấu sự cải cách thực sự và triệt để, được ví như làn gió mới của Chúa Thánh Thần thổi vào hồn sống của Giáo hội. Đây là công đồng của tự do và đối thoại, mục vụ, và nguồn sáng mới khi nói cho Thế giới bằng cách nhìn lại và canh tân chính mình, trở về với nguồn mạch Thánh Kinh, Thánh Truyền, về lại với mô thức Giáo hội mà Đức Kitô thiết lập, một Giáo hội nghèo, phục vụ người nghèo, không nắm giữ, không tham gia quyền bính chính trị, không chạy theo tinh thần thế tục. Giáo hội từ đây khiêm tốn hơn, không lên án, chống đối hay kết án như những công đồng trước đã làm. Lúc này, Giáo hội hiện diện như một quốc gia nhưng chỉ là công cụ phục vụ cho công lý, hòa bình, hiệp nhất, yêu thương của nhân loại.
4. Giai đoạn Hiện đại (từ Vaticanô II – nay)
Gần 60 năm tinh thần cải cách công đồng Vaticanô II cho đến ngày hôm nay vẫn còn được tiếp diễn và chuyển đưa Giáo hội sang thời Hiện đại. Từ thời Đức Gioan Phaolô II, Đức Benedictô XVI, và Đức Phanxicô đã có rất nhiều văn kiện, thông điệp để áp dụng tinh thần cải cách, về nguồn, hiệp nhất… và cho đến hôm nay, Giáo hội đã đạt được nhiều kết quả trong công cuộc cải cách của mình, nhưng các nội dung của công đồng vẫn còn rất hiện sinh và phong phú chưa được áp dụng và khai triển hết. Đồng thời, trước những vấn nạn thời đại đang tấn công vào Giáo hội: nạn phá thai, hôn nhân đồng tính, hủy bỏ luật độc thân giáo sĩ, truyền chức linh mục cho phụ nữ… Giáo hội như kiên định hơn trong niềm tin, vững vàng trên nền tảng chân lý của chính mình là có quyền năng, có ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa hằng hiện diện, dẫn dắt và làm việc trong Giáo hội, vì “Thiên Chúa vẽ đường thẳng trên những đường cong”.
Nhìn lại lịch sử hơn 2000 năm qua bốn giai đoạn, chúng ta nhận ra rằng Giáo hội không ở ngoài, không ở trên, cũng không ở bên lề lịch sử nhân loại, trái lại luôn chịu sự tác động và chi phối bởi bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội. Giáo hội tuy thánh thiện nhưng cũng là cơ cấu nhân loại hữu hình, nên vẫn còn những yếu đuối, bất toàn. Với những biến cố qua từng chặng lịch sử, chúng ta càng ý thức và xác tín sâu xa hơn Giáo Hội là của Chúa, Thiên Chúa hằng ở với, ở trong và ở cùng chúng ta, vì Người là Đấng “Emmanuel”. Và cho dẫu, khi thế lực sự dữ tưởng chừng như thắng thế, Giáo hội vẫn không đánh mất hy vọng và bình an xác tín vào lời Chúa Giêsu: “Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian”. (Ga 16,33)
Hướng đến Kỷ niệm 107 năm (29/11/1917 - 29/11/2024), được sự đồng ý của Đảng ủy, Lãnh đạo đơn vị, sáng ngày 21/11/2024, Ban Chấp hành Công đoàn TVQG đã tổ chức Hội thi văn nghệ với chủ đề: “Tự hào tiếp bước”. Hội thi diễn ra trong không khí tưng bừng, tràn đầy cảm xúc, thu hút hơn 100 thí sinh đến từ 09 Tổ Công đoàn thuộc các phòng, ban trong đơn vị. Đây là là sân chơi thú vị, bổ ích giúp cho các đoàn viên công đoàn của TVQG có cơ hội giao lưu, gần gũi đồng thời bộc lộ tài năng ca hát, phát huy khả năng sáng tạo, khẳng định bản thân.
Từ ngày 15-17/11/2024, tại Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất, Hội nghị thường niên của diễn đàn Giám đốc Thư viện Quốc gia các nước châu Á – châu Đại Dương lần thứ 30 (CDNL-AO 30) và Hội thảo chuyên đề “Thư viện và sự phát triển bền vững” đã diễn ra tại Thư viện Mohammed bin Rashid với sự tham gia của 33 đại biểu đại diện 16 thư viện quốc gia các nước trong khu vực. Đoàn Thư viện Quốc gia Việt Nam (TVQG) do bà Nguyễn Ngọc Anh, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn tham dự và tham luận tại Hội nghị với chủ đề “Thư viện xanh: Điểm hội tụ, kết nối, chào đón tri thức”
Từ ngày 27-30/10/2024, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Uỷ ban Phát triển Văn hoá đọc cho trẻ em các nước ASEAN - Hàn Quốc với mục tiêu tập trung vào sự tiến bộ trong việc phát triển nâng cao văn hoá đọc và trình độ đọc, viết của trẻ em ASEAN - Hàn Quốc đã được tổ chức tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Thư viện Quốc gia Việt Nam với tư cách là thành viên chính thức của Dự án đã tham gia cùng đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu chung đã đề ra và thảo luận về định hướng hợp tác lâu dài giữa các nước thành viên.
Trước tiên, để nói về Viện Đại học Vạn Hạnh, xin nói sơ qua về cách dùng từ ngữ “Viện đại học” được sử dụng phổ biến trước năm 1975, mà đầu tiên phải kể tới là Viện đại học Đông Dương (thành lập hơn 100 năm trước).
Viện Đại học khác với Trường Đại học.
Viện đại học là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và thường có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục (khác với Đại học có quy mô nhỏ hơn). Viện đại học xuất phát từ danh từ University, nhưng có nguồn gốc từ tiếng Latinh: Universitas; có nghĩa là cộng đồng của giáo viên và các học giả, là nơi đảm nhiệm hai việc: dạy và học, cũng là nơi cung cấp các chương trình bậc đại học và sau đại học.
Ở Việt Nam, trước năm 1975 có nhiều Viện đại học theo mô hình như thế này, ví dụ như Viện đại học Đông Dương (thành lập vào năm 1907), Viện đại học Sài Gòn, Viện đại học Đà Lạt, Viện đại học Huế (cùng thành lập năm 1957), và Viện đại học Vạn Hạnh (thành lập năm 1964)…
Các Viện đại học này là cơ sở giáo dục đại học đa cấp, đa ngành và đa lĩnh vực, là những cơ sở giáo dục bậc cao tiếp theo bậc trung học dành cho những học sinh có khả năng và nguyện vọng học tập tiếp lên trên. Viện đại học ở Việt Nam trong giai đoạn này cung cấp cho sinh viên học vấn cao và cấp các bằng cấp khoa học trong nhiều lĩnh vực ngành nghề.
Ngày nay, hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam đổi tên gọi thành Đại học (tương đương với Viện đại học ngày xưa) để phân biệt với Trường đại học.
Theo lời của Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phật giáo Việt Nam bắt đấu chấn hưng từ những năm 1920. Trong những thập niên sau đó, 1930, 1940…, lúc đó chưa một vị tu sĩ hay tín đồ Phật giáo Việt Nam nào hình dung Phật giáo Việt Nam sẽ mở một viện đại học đa ngành. Những vị tôn túc và cư sĩ tiên khởi Chấn hưng Phật giáo Việt Nam chỉ mới nói tới mục tiêu giáo dục cao đẳng Phật học cho tu sĩ Phật giáo, còn giáo dục hướng ra xã hội thì chỉ nghĩ đến những trường sơ học. Ý tưởng thành lập viện đại học đa ngành Phật giáo hình thành ngay trong những vị tôn túc lãnh đạo Phật giáo Việt Nam vào cuối những năm 1950, mặc dù hệ thống giáo dục trung học và tiểu học Phật giáo còn rất sơ khai.
Trước năm 1964, Sài Gòn có trường cao đẳng Phật học với tên Phật học Đường Nam Việt thuộc chùa Ấn Quang.
Sự ra đời của Viện đại học Vạn Hạnh
Sau cuộc chính biến 1963 và sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chủ trương đào tạo nhân sự và đưa Phật giáo vào cuộc sống thường nhật được Giáo hội xúc tiến qua việc xây dựng một cơ sở giáo dục bậc đại học. Với nỗ lực đó, Viện Đại học Vạn Hạnh được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập với hai mục tiêu: xây dựng nhà giáo dục… làm sống dậy lòng tin cho tuổi trẻ… với châm ngôn Duy Tuệ Thị Nghiệp, tức là mọi hoạt động của cơ sở giáo dục này cốt để phát triển trí tuệ.
Viện Đại học Vạn Hạnh nguyên thủy đặt cơ sở ở chùa Xá Lợi và chùa Pháp Hội nhưng đến năm 1966 thì chuyển sang địa điểm xây mới cất ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau năm 1975 có tên là đường Lê Văn Sĩ), Quận 3, Sài Gòn. Cơ sở ở đường Lê Văn Sĩ, gần cầu Lê Văn Sĩ, ngày nay là 1 cơ sở của trường Đại học Sư Phạm.
Vạn Hạnh là tên của một vị Thiền sư Việt Nam, là Quốc sư, thầy của vua Lý Công Uẩn thời nhà Lý (1009 – 1225). Viện đại Học này lấy tên Thiền sư Vạn Hạnh để đặt tên cho cơ sở giáo dục đại học của mình, được Bộ Giáo dục VNCH cấp giấy phép vào ngày 17 tháng 10 năm 1964 do Hòa thượng Thích Minh Châu làm viện trưởng.
Bên cạnh HT. Thích Minh Châu còn có những vị khác tham gia thành lập Viện đại học Vạn Hạnh như Thiền sư Thích Nhất Hạnh, và các ông Hồ Hữu Tường – Phó Viện trưởng, Đoàn Viết Hoạt – phụ tá Viện trưởng, là những người đã từng tham gia làm việc tại Viện đại học Vạn Hạnh.
Niên khóa đầu tiên của thiền viện khai giảng vào năm 1964-1965, Hòa thượng Thích Minh Châu đã ký quyết định tuyển sinh và đào tạo hai phân khoa đại học gồm: Phân khoa Phật học và phân khoa Văn học & Nhân văn. Đến năm 1967-1973 thì Viện mở thêm phân khoa Khoa học xã hội, phân khoa Giáo dục, phân khoa Khoa học ứng dụng và một Trung tâm ngôn ngữ gồm bốn ban: Ban Anh ngữ, Ban Pháp ngữ, Ban Đức ngữ và Ban Nhật ngữ.
Từ năm 1964 đến năm 1973 Viện đại học Vạn Hạnh đã có 5 phân khoa đào tạo, cấp bằng cấp trong lĩnh vực Khoa học xã hội cho đến Khoa học ứng dụng. Số lượng sinh viên từ 696 sinh viên năm 1964-1965 đến 1973 đã lên đến 3.661 sinh viên. Thư viện Viện đại học Vạn Hạnh cũng là một trong những thư viện lớn, có giá trị cao ở Việt Nam. Viện còn cho thành lập các câu lạc bộ trực thuộc viện như: Câu lạc bộ thiền tập, võ thuật, âm nhạc, thi ca, thư quán Vạn Hạnh,… để sinh viên có cơ hội học hỏi, giao lưu, phát triển thể chất lẫn tinh thần.
Khảo sát các phân khoa điển hình thì nhận thấy Viện đại học Vạn Hạnh đã cung cấp cho sinh viên học vấn cao ở cấp bậc đại học, rất đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung đào tạo. Phân khoa Văn học và Khoa học nhân văn gồm có 7 Ban như: Ban Văn học Việt Nam, Ban Đông phương, Ban Triết học, Ban Tâm lý học và thực nghiệm, Ban Sử Địa, Ban Văn học Anh Mỹ và Ban Báo chí học. Phân khoa Khoa học xã hội, gồm có 5 Ban: Ban Xã hội học, Ban Chánh trị học, Ban Kinh tế học, Ban Thương mại học và Ban Nhân chủng học.
Về lĩnh vực xuất bản văn hóa phẩm, Viện đại học Vạn Hạnh cho thành lập Ban Tu thư để xuất bản sách, ấn phẩm tài liệu giảng dạy và nghiên cứu… Đặc biệt, Viện còn cho xuất bản Tạp chí nghiên cứu Tư tưởng do Thượng tọa Thích Nguyên Chứng (Tuệ Sỹ) làm chủ bút, ngày nay vẫn còn lưu trữ ở Thư viện Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sài Gòn.
Như vậy, Viện đại học Vạn Hạnh đã xây dựng và phát triển đúng chuẩn của một “University” trong hệ thống giáo dục học. Tức là, Viện đại học Vạn Hạnh đã đáp ứng được mô hình của giáo dục đại học đa cấp, đa ngành, đa lĩnh vực, và có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao trong hệ thống giáo dục, được phép cấp bằng trong lĩnh vực mà Viện đào tạo.
Viện đại học Vạn Hạnh còn làm kim chỉ nam định hướng xây dựng – phát triển cho các cơ sở giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay như: Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sài Gòn, Huế và Cần Thơ. Ngoài ra còn có các cơ sở và hệ thống giáo dục Cao đẳng Phật học, các trường Trung cấp và các loại hình giáo dục cư sĩ của Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Viện đại học Vạn Hạnh đã chú trọng đến việc thiết lập cơ sở vững chắc cho loại hình giáo dục bậc đại học khả thi và bền vững như sau:
Giáo dục Phật giáo Việt Nam là giáo dục trí tuệ
Đúng với phương châm “Duy Tuệ Thị Nghiệp”, mọi hoạt động của cơ sở giáo dục Phật giáo đều nhằm mục tiêu cốt yếu là để phát triển trí tuệ. Giáo dục Phật giáo Việt Nam đã xuất phát từ phương pháp giáo dục Từ bi – Trí tuệ và nhân bản của Đức Phật, thừa kế một cách tinh tế và phát triển một cách thuần túy tinh hoa phương pháp giáo dục Giới – Định – Tuệ. Điển hình tại phân khoa Phật học, sinh viên sẽ được nhận thức rõ trí tuệ là kết quả đạt được của đời sống đạo đức – giữ giới luật, nội tâm được chuyển hóa – thành tựu định, là cơ sở cho tuệ phát sinh. Trí tuệ là kim chỉ nam nhập thế của người xuất gia.
Giáo dục Phật giáo Việt Nam là giáo dục nhân bản, là giáo dục dân tộc
Triết lý nhân bản, tức là triết lý chủ trương lấy con người làm căn bản, đối tượng và mục tiêu để hoàn thành sự nghiệp giáo dục. Thừa kế tinh thần và triết lý nhân bản của Đức Phật, giáo dục Phật giáo đề cập và khẳng định con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái hay tổ chức nào khác.
Từ triết lý ấy, ta chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục. Điều này giải thích vì sao giáo dục Phật giáo đã tích cực tham gia vào việc định hướng và phát triển giáo dục của đất nước, bảo tồn và phát triển tính độc lập trong giáo dục, góp phần định hướng và phát triển tính truyền thống nhân văn, nhân bản của dân tộc. Đó chính là mục tiêu của Viện đại học Vạn Hạnh, được thể hiện rõ trong các phân khoa đào tạo các lĩnh vực khoa học xã hội, dân tộc, khoa học tự nhiên,… góp phần phát triển tinh thần dân chủ, tinh thần khoa học trong học tập và nghiên cứucủa sinh viên khi ra trường.
Theo nhận định của Hòa thượng Viện trưởng Thích Minh Châu, Viện đại học Vạn Hạnh được thành lập với hai mục tiêu là “xây dựng nhà giáo dục, làm sống dậy lòng tin cho tuổi trẻ… với châm ngôn Duy Tuệ Thị Nghiệp”, tức là mọi hoạt động của Viện đại học Vạn Hạnh cốt yếu là để phát triển kiến thức, trí tuệ cho sinh viên. Là nơi cung cấp nghề nghiệp cao cấp (bậc đại học) cho các sinh viên khi ra trường phục vụ cho sự phát triển của xã hội.
Viện đại học Vạn Hạnh và thầy Tuệ Sỹ
Viện đại học Vạn Hạnh gắn liền với một giai đoạn của thiền sư Thích Nhất Hạnh trước 1975, là thành viên sáng tập trường. Ngoài ra, một tu sĩ trẻ lúc đó là Tuệ Sỹ sau khi tốt nghiệp Viện Cao Ðẳng Phật Học Sài Gòn năm 1964, cũng đã theo học tại Viện Ðại Học Vạn Hạnh, Phân khoa Phật học niên khóa 1965 (khóa thứ 2)
Trước đó, khi mới ở tuổi ngoài 20, thầy Tuệ Sỹ đã có nhiều bài viết về Thế Thân (Vasubandhu), về A-tỳ-đạt-ma câu-xá luận, Hòa thượng Thích Đức Nhuận là người đầu tiên phát hiện tài năng của người tu sĩ trẻ này nên đã giới thiệu vào học ở Viện Đại học Vạn Hạnh. Hòa thượng Thích Mãn Giác – lúc đó là phó Viện trưởng đã đề nghị Viện trao bằng Cử nhân cho Thầy Tuệ Sỹ ngay, nhưng Thầy đã từ chối.
Thầy Tuệ Sỹ được đặc cách bổ nhiệm Giáo sư thực thụ Viện Ðại Học Vạn Hạnh từ năm 1970 nhờ những công trình nghiên cứu Phật học và những khảo luận Triết học có giá trị cao như Ðại Cương Về Thiền Quán, do Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu giới thiệu, Liên Hoa ấn quán in 1967, Triết Học về Tánh Không (An Tiêm xuất bản, Saigon 1970)… Sau đó Thầy Tuệ Sỹ kiêm Xử lý Khoa trưởng Phân khoa Phật học tại Đại học này (niên khóa 1972-1973). Thầy Tuệ Sỹ tinh thông chữ Hán, biết nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Lào, Thái, Nhật, Tây Tạng, thông thạo hai cổ ngữ Pali và Sanskrit. Thầy cũng đọc hiểu tiếng Ðức, nghiên cứu kỹ về Heidegger và Hoelderlin. Cuốn Thiền Luận nổi tiếng của D.T. Suzuki bản Việt ngữ tập 2 và 3 là do Thầy dịch, in và tái bản nhiều lần từ 1972 đến 1975.
Sau 1975, Viện Đại học Vạn Hạnh bị giải thể, một vài khoa được tổ chức lại thành Thiền viện Vạn Hạnh, các khoa còn lại chuyển giao cho Trường Đại học Sư phạm. Thiền viện Vạn Hạnh và Thiền viện Quảng Đức hiện nay là hai cơ sở giáo dục của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại miền Nam.
Nguồn: thuvienhoasen.org, wikipedia