Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành nhấn mạnh yêu cầu các đại biểu HĐND, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh bám sát vào nghị quyết lãnh đạo của Tỉnh ủy và nghị quyết của HĐND tỉnh để tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.
Nhấn mạnh thời gian vật chất của năm 2023 không còn nhiều, theo dự kiến Kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND tỉnh Bắc Giang sẽ tiếp tục được chuẩn bị và tổ chức vào trung tuần tháng 10 tới, để thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 96/2023/QH15 ngày 23/6/2023 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn cũng như thực hiện một số nhiệm vụ khác theo thẩm quyền.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lâm Thị Hương Thành đề nghị các cấp, ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan, căn cứ Kế hoạch số 707, ngày 28/8/2023 của HĐND tỉnh về lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu, làm tốt công tác chuẩn bị, đúng quy trình, thủ tục chặt chẽ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch, đánh giá đúng thực chất, góp phần giúp cán bộ được lấy phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, đồng thời tăng cường niềm tin của cử tri và Nhân dân vào đội ngũ cán bộ cũng như đại biểu dân cử.
Đề nghị UBND tỉnh ngay sau khi kết thúc kỳ họp, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các địa phương rà soát các nội dung đăng ký trình Kỳ họp chuyên đề tháng 10 (đối với những nội dung cần gấp về thời gian), kỳ họp thường lệ cuối năm tháng 12; chủ động xây dựng, sớm hoàn thiện các tờ trình, dự thảo nghị quyết và gửi hồ sơ dự thảo Nghị quyết về Thường trực HĐND để Đảng đoàn, các Ban HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức khảo sát, thẩm tra trình kỳ họp theo đúng quy trình./.
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài.
Nhiều năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc…
Xã Yên Lư, Yên Hồng, Bắc Giang là địa phương có nhiều hộ gia đình đi xuất khẩu lao động. Từ đây, nhiều gia đình trước đây thuộc diện hộ nghèo, từ khi có người đi XKLĐ đã không những thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả.
Trong đó, có gia đình bà Nguyễn Thị Thiệp (SN 1956) và chồng là ông Nguyễn Văn Nam (SN 1958).
Gia đình bà Thiệp có 3 con (2 trai, 1 gái) đều đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Đài Loan (Trung Quốc) và Malaysia, 2 con dâu của bà sau đó cũng theo chồng sang xứ người tìm cách đổi đời.
Con trai cả của ông bà đi cách đây 7 năm trước. Sau đó, người con này đưa em trai cùng em dâu sang. Cuối cùng, vợ của anh cũng sang Đài Loan với chồng. Các con của ông bà đều làm chung ở một công ty.
Theo bà Thiệp, trước đây, gia đình bà là một trong những hộ nghèo nhất vùng. Cả gia đình có 9 khẩu sống chung trong căn nhà cấp 4 lụp xụp, mùa mưa nước dột long tong, che không khỏi ướt.
Kinh tế gia đình trông vào mấy sào ruộng, nay được mùa, mai mất, rất bấp bênh. Con trai cả của họ mở quán cắt tóc, con trai thứ làm nghề phụ hồ. Tuy nhiên kinh tế không khá lên, tai họa còn xảy ra khi con trai thứ của bà đi làm thợ xây, bị một thanh gỗ rơi trúng đầu phải nhập viện.
Cuối cùng, con trai lớn của bà Thiệp quyết định, đi xuất khẩu lao động để mong thay đổi cuộc sống. Anh nói: ‘Con phải đi làm ăn, nhìn cảnh nhà túng thiếu, khổ sở con không chịu được’.
Gia đình ông bà vay mượn hơn 100 triệu đồng để lo cho con sang Đài Loan (Trung Quốc). Thấy con cả làm ăn được, gia đình họ tiếp tục chạy tiền cho những người con khác đi.
Được biết, đi xuất khẩu lao động, lương con của ông bà chỉ khoảng mười mấy triệu/tháng nhưng họ chăm chỉ làm thêm vào các ngày cuối tuần, lễ Tết nên thu nhập khoảng hơn 20 triệu/tháng.
Việc bán sức lao động nơi xứ người đã khiến cho cuộc sống của họ khá hơn. Người con trai gửi tiền về cho bố mẹ trả nợ, xây nhà, mua sắm các vật dụng như ti vi, tủ lạnh, xe…
Họ xây căn nhà đầu tiên vào năm 2014 với khoảng hơn 800 triệu đồng. Hiện, gia đình tiếp tục xây căn nhà 2 tầng khác cho con trai thứ hai. Tiền làm nhà không dưới 1 tỷ đồng đều do các con gửi từ nước ngoài về.
Các con đều đặn gửi tiền về nên ông bà cũng nghỉ luôn việc đồng áng, hàng ngày nuôi gà, trồng rau và đưa đón các cháu đi học.
Ông Nguyễn Văn Khơi, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Lư, cho biết, xã Yên Lư có hơn 15 nghìn dân với 20 thôn.
Mỗi năm, xã có trung bình 50 -70 người đi XKLĐ tại Đài Loan, Hàn Quốc, cộng hòa Síp…
Yên Lư là xã thuần nông với 685 ha đất sản xuất nông nghiệp, kinh tế còn khó khăn nên xã xác định phương hướng phát triển kinh tế địa phương là khuyến khích người dân đi xuất khẩu lao động.
Công việc chính của họ là giúp việc gia đình, chăm sóc người già trong viện dưỡng lão, trong các công ty… Độ tuổi xuất khẩu lao động thường là 25- 35, trong đó phần nhiều là phụ nữ.
Việc xuất khẩu lao động có hiệu quả, người dân có gửi tiền về cho gia đình khiến kinh tế toàn xã được cải thiện. Bình quân mỗi lao động gửi về nước từ 100 -200 triệu/năm.
'Thôn nào có nhiều con, em đi xuất khẩu lao động bộ mặt thay đổi đáng kể, thể hiện qua việc xây dựng nhà cao tầng, mua xe, có tiền gửi ngân hàng… ', ông Khơi cho biết.
Bài: Hữu Duyên - Nhóm PVẢnh: Hồ Nhụy - Nhóm PV
Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Dũng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở GD&ĐT Bắc Giang, được Nhà nước cấp kinh phí cho các hoạt động giáo dục. Có đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề, trách nhiệm với học sinh; có trình độ chuyên môn......
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thu Hồng cũng thẳng thắn chỉ rõ: các ngành sản xuất công nghiệp tăng trưởng không đồng đều; một số ngành như: may mặc, sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, các công ty nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực điện tử gặp nhiều khó khăn; tiến độ thực hiện và kết quả giải ngân các chương trình mục tiêu quốc gia còn rất chậm, nhất là vốn sự nghiệp của các chương trình; tình hình an ninh trật tự, tai nạn giao thông trên một số mặt còn tiềm ẩn phức tạp…
Năm 2023 là năm bản lề có tính quyết định với nhiều nhiệm vụ đặt ra và với quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIX của Đảng bộ tỉnh đề ra… đòi hỏi cả hệ thống chính trị cần tập trung cao hơn nữa, tiếp tục thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
Nhất là khi quỹ thời gian còn lại của năm 2023 để về đích hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của cả năm chỉ còn rất ít nên áp lực càng lớn, đặc biệt là đối với những chỉ tiêu, nhiệm vụ 9 tháng đầu năm đạt thấp, gặp khó khăn như: thu ngân sách Nhà nước, giải ngân vốn đầu tư công, tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 14,5%...
Những áp lực này đòi hỏi các cấp, ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu càng phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, thật sự năng động, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nêu gương; sâu sát, cụ thể, nắm chắc địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương, sở, ngành…
Đặc biệt, cần tập trung thực hiện nhiệm vụ Nghị quyết số 233-NQ/TU ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy về chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện và phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2022-2025 đề ra, trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là xây dựng Đề án để sáp nhập huyện Yên Dũng với thành phố Bắc Giang và thành lập thị xã Việt Yên…
Do đó, để hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong năm bản lề, tạo sự “bứt phá” trong những năm cuối của nhiệm kỳ, HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ 12 để kịp thời xem xét, quyết định các nội dung bảo đảm việc triển khai thực hiện nhanh nhất và đúng quy định của pháp luật.
Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp
Phát triển đô thị Bắc Giang trở thành đô thị loại I; sáp nhập toàn bộ huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang
Sau 1 thời gian làm việc tích cực, dân chủ, khoa học, với sự chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ, bài bản, đúng trình tự, Kỳ họp thứ 12 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
HĐND tỉnh đã cho ý kiến và thông qua 7 nghị quyết. Trong đó, có 2 nghị quyết về công tác cán bộ và 5 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, với sự đồng thuận của 100% các đại biểu HĐND tỉnh tham dự.
Các nghị quyết được thông qua là cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND về mở rộng và phát triển không gian đô thị, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2023 và cả giai đoạn 2021 - 2025.
Đó là Nghị quyết thông qua Đồ án Quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045 (tỷ lệ 1/10.000).
Đây được coi là cơ sở cần thiết để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và quản lý phát triển đô thị, đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung của đô thị theo Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan để xây dựng và phát triển đô thị Bắc Giang đến năm 2030 trở thành đô thị loại I (trong đó, sát nhập toàn bộ địa giới hành chính huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang), là đô thị trung tâm, cửa ngõ quan trọng phía Đông Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội.